“KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ VÙNG CẤM”
Hiện nay, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào. Đây là quan điểm rất đúng đắn trong công tác xử lý sai phạm của cán bộ, đảng viên vi phạm mà trước kia dường như mới chỉ làm được “phần ngọn”. Thậm chí trước đây có tình trạng cứ nghỉ hưu là coi như “hạ cánh an toàn”, nhưng nay thì có những đồng chí đã nghỉ hưu nhiều năm nay, nếu phát hiện ra sai phạm cũng phải chịu kỷ luật - bị khai trừ khỏi Đảng và phải chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm xảy ra trong phạm vi đồng chí ấy quản lý.
Khi nói đến "vùng cấm",
mọi người thường hiểu rằng đó là vùng bất khả xâm phạm, không ai được hoặc dám
động đến. “Vùng cấm” có thể là những lĩnh vực, những mặt hoạt động hoặc cương vị
công tác không thể động đến, thường có những bí mật không thể tiết lộ, không dễ
khai thác. Tuy nhiên, trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực của Đảng hiện nay thì đó là những vùng
không cho phép tồn tại, cần phải loại bỏ nhằm nâng cao hiệu
quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng xã hội công bằng, nơi pháp luật
được thượng tôn, mọi người đều được đối xử bình đẳng như nhau.
Thời
gian qua, các cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm
minh các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội
quan tâm. Một số vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên, người có chức
vụ đã được phát hiện, xử lý kịp thời. Điều đó đã thể hiện sự kiên quyết, không khoan nhượng và hành động quyết liệt,
cụ thể, hiệu quả của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng. “Không có
vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không còn hạ cánh an toàn” đã trở thành phương
châm trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở nước
ta hiện nay.
Thực tiễn
cho thấy, ở nước ta, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng phát động,
lãnh đạo thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, góp phần
giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của
cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đồng thời bác bỏ luận điệu
sai trái của các thế lực thù địch, phản động. Do vậy, trong thời gian tới, các
cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ đảng viên cần tiếp tục quán triệt, thực hiện
nghiêm Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đi đôi
với tập trung chỉ đạo công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, công tác xây dựng,
hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội cần được đẩy mạnh, từng bước
hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để bảo đảm "không thể",
"không dám", "không muốn", "không cần" tham
nhũng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ có chức, có quyền cần phải thường
xuyên tự soi, tự sửa, tự tu dưỡng, tự rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người
đảng viên, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Nhận diện,
xử lý nghiêm những vi phạm trong “vùng cấm” hiện nay là rất quan trọng và cấp
thiết, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, bằng hệ thống giải pháp đồng bộ, sát hợp là một trong
những cốt lõi của vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng trong sạch, vững mạnh,
đất nước phát triển, dân tộc trường tồn./.
“Lò đã nóng lên, củi tươi cũng phải cháy”.
Trả lờiXóaKhông chiêu trì nào có thể làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Trả lờiXóa