Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021
  CẢNH GIÁC VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP LUÂN CÔNG Ở VIỆT NAM Trong những năm gần đây, người dân một số địa phương ở nước ta do sự dụ dỗ, lôi kéo hoặc ảnh hưởng bởi những luận điều tuyên truyền sai trái thông qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt trên internet, đã tham gia vào hoạt động của tổ chức tà giáo du nhập từ Trung Quốc có tên gọi “Pháp luân công”. Thực chất về “Pháp luân công” như thế nào, mục đích của chúng làm gì, những ảnh hưởng của hoạt động lôi kéo, tập hợp lực lượng này đến an ninh chính trị ra sao, là vấn đề cần được chỉ ra để mọi người nắm được, từ đó có nhận thức đầy đủ, đúng đắn để tỉnh táo, cảnh giác và đấu tranh, không tham gia  vào hoạt động tà giáo này. Pháp luân công, hay còn gọi “Pháp luân đại pháp” là một giáo phái do Lý Hồng Chí, sinh năm 1952 tại Cát Lâm, Trung Quốc thành lập năm 1992 dưới hình thức tập luyện khí công dưỡng sinh. Pháp luân công được truyền bá vào Việt Nam từ những năm 2000 thông qua một số du học sinh, khách du lịch, từ truyền thông Internet và s

Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị

Hình ảnh
  Văn học, nghệ thuật chính thống của một chế độ xã hội bao giờ cũng phục tùng, phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội ấy. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng: Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị, không thể tách khỏi sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đó là quy luật. Ấy vậy mà, một số người, nhóm người vẫn cố tình đi ngược lại quy luật khách quan đó. Một cảnh trong vở kịch hát "Hoa lửa Truông Bồn". Kịch bản: PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ; Đạo diễn: NSND. Lê Hùng. Ảnh: tuyengiao.vn Thời gian qua, một số người biến chất hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật nước nhà được sự hà hơi, tiếp sức, kích động của các thế lực bên ngoài đã lớn tiếng kêu gọi và đòi văn học, nghệ thuật không phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng, đứng ngoài chế độ chính trị hiện hành (cho dù chính chế độ này đã mang lại cho họ những giá trị đích thực và họ đã, đang được hưởng). Vì thế, họ ra sức truyền bá các tác phẩm văn học, hội họa, những chương trình ca nh
  QUỸ VACCINE PHÒNG COVID-19 VIỆT NAM VÀ NHỮNG LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ LẠC LÕNG Trong khi mọi tầng lớp nhân dân đã và đang tham gia ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 thì một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí, chống phá đất nước đã tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về việc thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19, thậm chí còn xúc phạm đến những nghĩa cử cao đẹp, hành động đúng đắn, nhân văn của các cá nhân, tổ chức trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 của toàn thể nhân dân ta. Đài Á châu tự do đăng tải bài viết “Chính phủ nói không thiếu tiền sao phải huy động tiền dân mua vaccine?” và cho rằng, Chính phủ đang “bòn rút tiền của nhân dân”, việc tiêm cho người dân là thuộc nghĩa vụ của Nhà nước… Từ đó, kêu gọi kiều bào, người dân không tham gia đóng góp cho Quỹ này. Gần đây, trang mạng tổ chức Việt Tân cùng một số báo, đài không có thiện chí với Việt Nam đã đăng tải những bài viết phê phán việc thành lập Quỹ vaccine ở Việt Nam, từ đó đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, hạ thấp
  “MẸ NẤM” TIẾP TỤC NÓI LÁO   Gần đây, trên internet và các trang mạng xã hội, có nhiều bài viết xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Trong đó, luận điệu “Đảng chơi kiểu này làm sao người dân chơi lại?” đăng trên trang Danlambao.com của Mẹ Nấm với những luận điệu “đổi trắng, thay đen”, đã cố tình xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch và xuyên tạc về “Quỹ vaccine” phòng, chống Covid-19 ở Việt Nam, khi cho rằng: “Đảng không hề có chiến lược chống dịch bằng cách đầu tư và chuẩn bị vaccine mà chỉ trông chờ vào nguồn viện trợ sau khi tham gia sáng kiến COVAX”. Rõ ràng đây là những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật hòng gây sự hoài nghi, tâm lý hoang mang trong dư luận về tình hình phòng, chống dịch Covid-19 do Nhà nước Việt Nam phát động.   Hiện nay, trước bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội của nước nhà, Đảng, Nhà nước ta đã xác định chủ trương tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân từ rất sớm và coi đó là một giải pháp c
  KHẮC PHỤC CĂN BỆNH THỜ Ơ, VÔ CẢM, THIẾU TRÁCH NHIỆM CỦA THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY Hiện nay, có thể nhận thấy trong xã hội, bên cạnh những người tốt, những câu chuyện về “người tử tế”, những câu chuyện ấm áp lòng người như những huy sinh quên mình cứu người dân, những người làm từ thiện chung tay ủng hộ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh trong cơn hoạn nạn… đã góp phần xây dựng tô thêm truyền thống tương thân tương ái, lối sống hướng thiện, một xã hội, cộng đồng tốt đẹp, nhân văn…Tuy nhiên, bên cạnh đó tình trạng thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đang dần trở thành một căn bệnh nguy hiểm, có xu hướng lây lan trong xã hội. Đặc biệt, nó lại càng ngày trở nên phổ biến trong giới trẻ. Một thế hệ được cho là “rường cột nước nhà” nếu mắc phải căn bệnh này thì vận mệnh đất nước trở nên vô cùng nguy hiểm. Do vậy, khắc phục căn bệnh này trong giới trẻ là việc làm vô cùng cấp bách hiện nay. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những căn bệnh, yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tác hại của
 CHUNG SỨC VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH Việt Nam hiện bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần. Trong điều kiện hết sức khó khăn, chúng ta tiếp tục được chứng kiến một Việt Nam đồng sức, đồng lòng với quyết tâm đại dịch một cách mạnh mẽ. Những ngày diễn ra dịch bệnh, chúng ta được chứng kiến nhiều cách làm hay, sáng tạo của cộng đồng để giúp đỡ, tương trợ, cùng vượt qua khó khăn. Ðó là những cửa hàng 0 đồng, phiên chợ 0 đồng, phiếu mua hàng 0 đồng, Tủ lạnh cộng đồng, ống trượt gạo, cơm, phong trào "nhà trọ an toàn", thực hiện lắp vách ngăn chống giọt bắn tại chợ Ngã Ba Bầu, cách làm độc đáo "Tặng táo xanh, chung tay chống dịch" tại TP Hồ Chí Minh đã thiết thực động viên, khuyến khích người dân an tâm ở nhà chống dịch… Nhìn vào thực tế hôm nay, sợi dây gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc vẫn đang hiện rõ hình hài qua việc kết nối sáng tạo là những cây ATM gạo, bằng nhữ
  “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG KHÔNG PHẢI TỪ TRÊN TRỜI SA XUỐNG”              Theo Bác Hồ, con người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Nếu thiếu một đức thì không thành người. Những tư tưởng lớn của Bác Hồ về đạo đức, nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, hàm xúc theo phong cách rất phương Đông, gần gũi, dễ hiểu. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, được kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông và những tinh hoa đạo đức của nhân loại. Có thể nói, với tư duy độc lập và sáng tạo, Bác Hồ của chúng ta đã xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu tóm những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.  Trong Tác phẩm “Đạo đức cách mạng”, đăng trên Tạp chí học tập, số 12 năm 1958, Người viết: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng nh

NẮM VỮNG NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT YẾU TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

  NẮM VỮNG NHỮNG VẤN ĐỀ CỐT YẾU TRONG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH   Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện luôn coi công tác lý luận là bộ phận quan trọng, là nhân tố hàng đầu cấu thành hoạt động lãnh đạo của Đảng. Có thể nói sinh mạng của Đảng cũng như sự thành bại của sự nghiệp cách mạng có liên quan chặt chẽ với hoạt động lý luận của Đảng. Điều này được minh chứng qua những chặng đường lịch sử vẻ vang của cách mạng nước ta. Nền tảng của công tác lý luận của chúng ta là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, công tác lý luận còn được tổng kết đúc rút từ thực tiễn. Chính thực tiễn cùng với sự đổi mới không ngừng trong tư duy lý luận là điều kiện và cơ sở để công tác lý luận phát triển và những vấn đề lý luận ngày càng được làm giàu thêm. Một vấn đề rất quan trọng cần nhận rõ, lý luận chính trị là bộ môn khoa học luôn phải đối diện với những quan điểm, luận thuyết trái ngược nên công tác lý luận có nhi

Cảnh giác trước luận điệu cố tình xuyên tạc hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trên tuyến đầu chống dịch

  CẢNH GIÁC TRƯỚC LUẬN ĐIỆU CỐ TÌNH XUYÊN TẠC HÌNH ẢNH “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” TRÊN TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH (TG) - Từ khi đại dịch COVID -19 bùng phát tới nay, hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân đã được huy động phối hợp với các lực lượng chức năng tham gia giải quyết những vấn đề nóng bỏng tại các địa phương. Thế nhưng trên không gian mạng, một số tổ chức, cá nhân thù địch, cơ hội chính trị lại cố tình bóp méo, xuyên tạc, bôi xấu hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19. Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” Trong những ngày vừa qua, diễn biến tình hình dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam rất phức tạp. Quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cùng với các đơn vị đứng chân tại địa bàn, Bộ Quốc phòng đã huy động hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ từ các cơ quan, đơn vị phía Bắc tăng cường cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Sự có mặt kị