Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2021
  ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA XÉT LẠI HIỆN NAY Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, đưa chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào bước thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thế giới đứng trước những khó khăn và thử thách nghiêm trọng. Thông qua sự kiện này, các phần tử xét lại lợi dụng để chống phá về công tác xây dựng Đảng; nguy cơ sai lầm về đường lối, sự vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, tệ quan liêu xa rời quần chúng, sai lầm về lựa chọn và bố trí cán bộ mà trong đó không thể không kể đến việc đã để cho những phần tử xét lại leo lên giữ những cương vị trọng trách trong bộ máy Đảng và Nhà nước... Chủ nghĩa xét lại ngày nay ra đời trong bối cảnh tình hình thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc; chủ nghĩa tư bản nhờ ứng dụng thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ vào sản xuất, cải tiến phương pháp quản lý và tổ chức lại nền kinh tế, nên trước mắt còn khả năng phát
 NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN ĐÚNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI Thời gian gần đây, trên một số trang mạng phản động xuất hiện bài viết “Phản biện” của một blogger với cái tên canhco. Bài viết đã thể hiện một cái nhìn phiến diện, cố tình xuyên tạc ý nghĩa của hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam, lợi dụng vấn đề phản biện để xuyên tạc tình hình đất nước, gây nhiễu thông tin, tạo dư luận xấu trong xã hội. Blogger này, đã xuyên tạc tình hình dân chủ nhất là hoạt động “phản biện” xã hội ở nước ta. Vậy thực tế tình hình đó ở nước ta như thế nào? 1. Nhận thức đúng về phản biện xã hội ở Việt Nam Chúng ta đều biết phản biện xã hội là một hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận, đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về quyền con người. Ở Việt Nam, để xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự đồng thuận xã hội, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm coi phản biện xã hội là công cụ, kênh thông tin quan trọng, không thể thiếu giúp cấp ủy, chính quyền đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp l
 TIẾNG KÊU LẠC LÕNG CỦA NHỮNG KẺ LƯU VONG, PHẢN ĐỘNG Gần đây, trên mạng internet, một số kẻ phản động, lưu vong chính trị ở nước ngoài đăng tải một số bài viết xuyên tạc bản chất nền giáo dục và các giá trị đạo đức xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với những luận điệu ngụy tạo, chúng bôi đen, bóp méo về nền giáo dục, các giá trị đạo đức tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang dày công xây dựng. Vì vậy, cần phải tỉnh táo để nhận diện đúng vấn đề này trên một số nội dung sau: 1. Công cuộc cải tại xã hội chủ nghĩa sau khi thống nhất đất nước là cần thiết và đầy tính nhân văn Những kẻ lưu vong cho rằng, sau khi thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản đã dùng “chiêu trò” với nhân dân và đẩy nhân dân vào chỗ tán gia bại sản. Hai từ “nhân dân” ở đây mà chúng sử dụng không phải là đại bộ phận quần chúng nhân dân ở miền Nam Việt Nam mà chỉ là một số phần tử tay sai cho bộ máy cai trị của Ngụy quyền Sài Gòn. Những kẻ này tiếp tay cho việc đàn áp, bóc lột, đã gây bao nhiêu tội ác với nhân dân
  BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC BÀI VIẾT CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM   Lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam đều cho thấy, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất rõ ràng và chặt chẽ; phản ánh đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết. Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (23/5/2021), ngày 16/5/2021, GS.TS. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố bài viết " Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ".  Ngay sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cố tình lèo lái, cắt cúp, sử dụng ngôn ngữ vừa kích động vừa mị dâ
  COI TRỌNG PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người còn nhấn mạnh: “Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào Đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của Tổ quốc, của giai cấp” Thực tế hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đã và đang diễn ra sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu nhân dân, làm cho nhân dân bất bình, lo lắng... Sự suy thoái này đã được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ ra 27 nội dung cụ thể. Thực trạng đó, nếu không được ngăn chặn, đẩy
  Nhận thức đúng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa QĐND - Thế lực thù địch thường tung những luận điệu xuyên tạc cho rằng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà nước ta đang xây dựng là một nền KTTT "méo mó, không giống ai". Thế nhưng, thực tiễn cho thấy nền kinh tế thị trường tại Việt Nam mà họ tìm mọi cách phủ nhận ấy lại đang là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Thời điểm khó khăn do dịch Covid-19 hiện nay càng giúp chúng ta cũng như những nhà nghiên cứu kinh tế và người dân trên thế giới nhận thức rõ hơn những điểm nổi trội của nền KTTT định hướng XHCN của Việt Nam. Kinh tế thị trường tự do đầy khuyết tật  Từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, về tổng thể, thế giới đã chuyển hóa từ bối cảnh đối đầu giữa hai hệ thống XHCN và tư bản chủ nghĩa (TBCN) sang một thế giới toàn cầu hóa, chấp nhận sự đa dạng và cùng tồn tại hòa bình, hợp tác, xen lẫn cạnh tranh gay gắt trong mọi lĩnh vực của đời sống x
  TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG LỢI DỤNG TÔN GIÁO  VÀ BÀI TRỪ MÊ TÍN DỊ ĐOAN Ở Việt Nam, tôn giáo là lĩnh vực luôn bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc cấu kết với bọn phản động lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng. Bởi vậy, từ rất sớm trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú ý phân tích chỉ rõ đặc điểm này của vấn đề tôn giáo ở nước ta. Trong tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, Người dành hẳn một chương với tiêu đề “chủ nghĩa giáo hội” để phân tích, làm rõ sự cấu kết giữa chủ nghĩa thực dân với những kẻ phản động, đội lốt tôn giáo để thống trị, chiếm đoạt của cải, đất đai và bóc lột sức lao động của nhân dân. Sau khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thực hiện ngay chính sách “tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết” và được đông đảo chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đồng tình, ủng hộ và tin tưởng đi theo cách mạng. Tuy nhiên, các thế lực thực dân, đế quốc và bọn phản động trong các tôn giáo