LẬT TẨY NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM TẠI HOA KỲ
Vừa qua, Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự
Hội nghị Thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc
tại Hoa Kỳ.
Chuyến công tác tại
Hoa Kỳ diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm một năm hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối
tác Chiến lược toàn diện và đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 30
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ vào năm 2025. Đây là dịp
quan trọng để hai bên cùng nhìn lại những thành tựu mà quan hệ hợp tác mang
lại, đồng thời thảo luận về những định hướng và biện pháp lớn để tiếp tục duy
trì đà phát triển tích cực, ổn định, thực chất trong thời gian tới.
Chuyến công tác của
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã thành công tốt đẹp trên tất cả các phương diện.
Tuy nhiên, lợi dụng vào sự kiện này, trước, trong và sau chuyến đi, các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị tìm cách xuyên tạc, chống phá chuyến công
tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.
Những luận điệu xuyên
tạc, vu cáo
Các trang mạng, blog,
website của các tổ chức phản động, các trung tâm truyền thông như VOA, RFI,
RFA… tăng tần suất các bài viết có nội dung xuyên tạc mục đích, ý nghĩa chuyến
công tác, bôi nhọ hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Họ
kích động rằng, nhiều người Việt biểu tình đòi thả “tù nhân lương tâm”, trả tự
do cho các “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà báo cải cách”… Một số bài viết đưa
tin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đi Mỹ là chuyến công du “củng cố quyền lực mềm”
với nội dung sai sự thật, kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ gây sức ép vấn đề dân chủ,
nhân quyền với Việt Nam; cho rằng quan hệ Việt - Mỹ sẽ không phát triển nếu dân
chủ, nhân quyền ở Việt Nam không được cải thiện, nếu không xoá bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
Các tổ chức phản động
lưu vong và số đối tượng chống đối ở nước ngoài cũng liên tục đưa bài kêu gọi
người Việttại Hoa Kỳ tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp quốc ở thành
phố New York. Bên cạnh đó, một số gương mặt quen thuộc từng phải chịu án phạt
tù về hành vi chống phá Nhà nước, nay đang sống lưu vong ở nước ngoài cũng đã
lợi dụng hoạt động trên để tiến hành phô trương thanh thế, đánh bóng tên tuổi
như Nguyễn Văn Đài, Đặng Đình Mạnh… Tuy nhiên, dù được các đối tượng kêu gọi và
thông tin rầm rộ trên mạng xã hội nhưng thực chất số lượng tham gia biểu tình,
phản đối chỉ có một nhóm nhỏ đứng lẻ loi, lạc lõng nơi xứ người. Trái ngược với
nhóm nhỏ lẻ loi, lạc lõng đó là rất đông kiều bào Việt Nam đang sinh sống tại
Hoa Kỳ đã tiếp đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc gặp thân mật nhóm
trí thức các thế hệ người Việt Nam sinh sống tại thành phố Houston, bang Texas,
Hoa Kỳ.
Không kêu gọi được
đông người tham gia biểu tình, các đối tượng tiếp tục sử dụng mạng xã hội viết
các bài tỏ thái độ hậm hực, dùng lời lẽ miệt thị, chế diễu hoạt động của lãnh
đạo Đảng, Nhà nước ta, bôi nhọ quan hệ đối ngoại Việt Nam với Hoa Kỳ. Để tăng
thêm độ tin cậy, các đối tượng triệt để lợi dụng chiêu bài phỏng vấn người nước
ngoài như trang tin VOA phỏng vấn dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel nói bà “rất lo
ngại” về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tổ chức HRW ngày 23/9 còn
đưa ra thông cáo nhằm kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không tiếp đón Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Rõ ràng, những ý kiến hay tiếng nói lạc lõng trên
không thể đại diện cho tiếng nói, tình cảm của kiều bào ta tại Mỹ và người Mỹ
gốc Việt cũng như không thể đại diện cho quan điểm, sự quan tâm của người Mỹ và
bè bạn quốc tế về các hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mỹ
cũng như mối quan hệ Việt – Mỹ.
Những luận điệu sai
trái trên là hành động tung hỏa mù, “chọc gậy bánh xe”, vừa cố tình vu cáo,
miệt thị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, vừa phá hoại mối quan hệ Việt – Mỹ, hạ
thấp uy tín, vai trò của Việt Nam với tư cách là thành viên của Liên hợp quốc.
Lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập, nhiều bài viết dưới mác “phân tích cơ sở
khoa học” nhằm phủ định nền tảng tư tưởng, vai trò lãnh đạo, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cố tình suy diễn, xuyên tạc,
chống phá đường lối đối ngoại, quốc phòng, an ninh, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá”, tác động vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế
độ XHCN.
Từ khi bình thường hóa
quan hệ, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã thăm Hoa Kỳ, đặc biệt là
chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015. Đồng
thời, tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ từ sau khi bình thường hóa quan hệ đều đã
thăm Việt Nam, gần đây nhất là chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tháng
9/2023 và nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Tròn
một năm nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện, hai bên
đã tiếp tục cùng nhau triển khai giải quyết những vấn đề quan trọng thông qua
các cơ chế đối thoại mới, tập trung thúc đẩy các mục tiêu hợp tác bao gồm: Quan
hệ chính trị ngoại giao; hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư; hợp tác chuyển
đổi số; hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; hợp tác về giáo dục đào
tạo; biến đổi khí hậu, môi trường, y tế, quốc phòng - an ninh...
Qua đó, hai bên tích
cực phối hợp tổ chức các sự kiện, hoạt động quốc tế, khu vực quan trọng; triển
khai hiệu quả các sáng kiến, cơ chế trong khuôn khổ Liên hợp quốc và Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam
đối với vấn đề Biển Đông, Tiểu vùng sông Mê Kông, ứng phó với biến đổi khí hậu;
coi trọng phối hợp với Việt Nam trong giải quyết nhiều vấn đề khu vực quan
trọng khác... Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, đồng thời
là đối tác thương mại lớn nhất ở khu vực ASEAN. Hoa Kỳ tiếp tục là nhà đầu tư
lớn vào Việt Nam với 1340 dự án với tổng vốn trên 11,8 tỷ USD tính đến tháng
3/2024. Về phía Việt Nam cũng có 230 dự án đầu tư tại Hoa Kỳ với tổng vốn đăng
ký gần 1,3 tỷ USD…
Trong lĩnh vực hợp tác
về an ninh - quốc phòng, hai bên tiếp tục duy trì trao đổi thường xuyên để tăng
cường hợp tác. Đồng thời, tiếp tục triển khai các cơ chế đối thoại thường niên
như Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng 13 (8/2024) và Chương trình Đối
tác Thái Bình Dương 24 (8/2024). Hợp tác an ninh, chống tội phạm được mở rộng,
hai bên tiếp xúc duy trì, trao đổi các cấp về những vấn đề an ninh chiến lược
và chuyên ngành, đồng thời thúc đẩy các khuôn khổ hợp tác mới.
Trong đối thoại về
nhân quyền, hai bên trao đổi về những vấn đề này thông qua các cơ chế đối thoại
thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại Lao
động Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giảm
thiểu khác biệt; tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm tất cả người dân được hưởng
đầy đủ quyền con người. Đồng thời Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục bám sát những
nguyên tắc nền tảng của quan hệ hai nước, bao gồm “tôn trọng hiến chương Liên
hợp quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau”, củng cố hơn nữa tin cậy chính trị và lòng tin
chiến lược, đảm bảo nguyện vọng của nhân dân hai bên, đóng góp tích cực hơn nữa
cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững tại khu vực cũng như trên
thế giới.
Phương châm trong đối
ngoại của Việt Nam là: “Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế”; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế (Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng). Nhiều hãng truyền thông lớn trên
thế giới đã đăng tải những thông điệp tích cực về các hoạt động của Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ, khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam.
Chuyến công tác, làm
việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hoa Kỳ càng có ý nghĩa quan
trọng khi diễn ra vào thời điểm tròn một năm Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan
hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền
vững, cũng như trước thềm kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao. Đây là dịp để hai
bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua, đúc rút, chia sẻ và lan toả những bài
học, kinh nghiệm hay về quan hệ giữa các quốc gia, đồng thời tôn vinh và tri ân
những thế hệ bạn bè đã và đang tích cực đóng góp cho quan hệ hai nước.
Bên cạnh mở rộng, tăng
cường hợp tác quốc tế theo tinh thần Việt Nam là đối tác tin cậy và là thành
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy cao
độ tinh thần đại đoàn kết toàn dân, chủ động tự lực, tự cường nhằm thực hiện
thắng lợi đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Như vậy,
thực tế sự phát triển mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hay giữa Việt Nam với quốc
gia nào trên thế giới đều là tất yếu khách quan, phù hợp xu thế chung của thời
đại.
Điều đó chứng minh
đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng ta, thể hiện nét đặc sắc
“ngoại giao cây tre” vì lợi ích của mỗi quốc gia - dân tộc, đóng góp vào hòa
bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới, hoàn toàn không có
chuyện “theo bên này, chống bên kia” như luận điệu những kẻ xấu, cố tình xuyên
tạc, bịa đặt. Đó là minh chứng khách quan, sinh động, phản bác những luận điệu
bôi nhọ, chống phá, những hành động trơ trẽn và lạc lõng của các thế lực
xấu../.
Nhận xét
Đăng nhận xét