Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023
  Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự Thứ Hai, 29/05/2023, 08:20 Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong xây dựng các dự án luật là yêu cầu khách quan. Công an tỉnh Sơn La lấy ý kiến về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo Lấy ý kiến góp ý dự án Luật CAND tại Đắk Lắk Theo đó, trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để bàn bạc, nghiên cứu tiếp thu, đảm bảo các chính sách được đề xuất sau khi luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, sát dân, gần dân, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, góp phần bảo đảm hài hòa các quyền, lợi ích trong xã hội. Thông qua việc lấy ý kiến của người dân, người hoạch định chính sách sẽ có thông tin thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội
Hình ảnh
  Nghĩ về chữ đức, chữ tài của người cán bộ Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bổ túc văn hóa và kỹ thuật buổi tối của công nhân Nhà máy Ô-tô 1/5. (năm 1963). (Ảnh tư liệu) Sau khi cách mạng giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã nghĩ ngay đến việc tìm người tài đức để kiến thiết đất nước. Trên Báo Cứu quốc số ra ngày 20/11/1946, Người viết “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức”. Sau này, trong nhiều bài viết, hay những lần nói chuyện, Người cũng thường nói đến đức và tài của người cán bộ. “CÓ TÀI KHÔNG CÓ ĐỨC, THAM Ô HỦ HÓA CÓ HẠI CHO NƯỚC" Là người trọng dụng nhân tà
Hình ảnh
  Phê phán luận điệu xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam Với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta, lợi dụng internet và mạng xã hội, thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức phản động đã “mượn gió bẻ măng”, lộng ngôn xuyên tạc, phủ nhận thành quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn nhất quán tư duy độc lập, tự cường và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc. Ảnh minh họa: dangcongsan.vn Những ý kiến xuyên tạc lạc lõng, ác ý Những năm gần đây, bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, diễn biến phức tạp như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt hơn; chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề trên mọi mặt của đời sống xã hội ở hầu hết quốc gia hơn hai năm qua. Sự kiện Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cũng tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị và an ninh
  BÁO CÁO NHÂN QUYỀN THƯỜNG NIÊN NĂM 2022 CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ LÀ QUY CHỤP, ĐÁNH GIÁ PHIẾN DIỆN VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM.             Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2022, trong đó nêu một số quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, đã “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống”. Theo cách “bới lông tìm vết”, ở phần về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ đã dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện nên đã đưa ra những nhận xét không khách quan về tình hình “nhân quyền” ở Việt Nam. Trong báo cáo họ đã nêu ra: Việt Nam đã “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống”???! Đây là điều không lạ. Bởi, liên tục từ năm 1997 đến nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đều đặn ra Báo cáo nhân quyền hằng năm, với nhiều điều phi lý.           Họ nên biết một điều rằng, chính sách nhất quán của Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, nỗ lực nâng cao đời sống và quyền thụ hưởng của