ÂM MƯU CỦA NHỮNG KẺ KHÔNG MUỐN VIỆT NAM PHÁT TRIỂN
Phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá không chỉ trên phương
diện lý luận về mô hình kinh tế thị trường mà cả trên phương diện thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam đã chứng minh đó là một lựa chọn đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của
Việt Nam. Đây là cơ sở để Việt Nam hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, trở thành một bộ phận, một khâu quan trọng trong mạng sản
xuất toàn cầu. Bất chất những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau gần 40 năm
đổi mới đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn ra sức xuyên tạc, phủ nhận
thành quả đó. Thậm chí nhiều đối tượng còn ra sức ngăn cản sự ghi nhận và tăng
cường hợp tác giữa các quốc gia khác đối với Việt Nam.
Sau nhiều nỗ lực trong
cải cách thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển các yếu tố, các
loại thị trường, hiện đã có 72 quốc gia đã công nhận nền kinh tế Việt Nam là
nền kinh tế thị trường. Song, có nhiều đối tác lớn của Việt Nam chưa công nhận
điều này như Hoa Kỳ và EU. Nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Hoa
Kỳ nâng cấp mối quan hệ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện vào tháng
10/2023, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tăng cường thúc đẩy đề nghị Hòa Kỳ công
nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Tuy nhiên, các đối tượng
không thân thiện, thù địch với Việt Nam đã ra sức kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ
không được thực hiện điều này. Vì sao lại như vậy?
Thứ nhất, sự công nhận
nền kinh tế thị trường của các nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Đối với Việt Nam, việc
được ghi nhận là có nền kinh tế thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ,
Việt Nam hiện là một quốc gia đang phát triển mạnh, là nền kinh tế lớn thứ 11 ở
châu Á, một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 30 nước,
vùng lãnh thổ có thương mại quốc tế lớn, thuộc nhóm 3 nước thu hút đầu tư nước
ngoài lớn nhất trong ASEAN trong gần 10 năm qua. Đồng thời, là thành viên của
16 hiệp định thương mại tự do. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm lớn với độ mở
của nền kinh tế khoảng 200%.
Tuy nhiên, có thể thấy
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn ở các thị trường lớn như Mỹ
và EU do bị áp dụng mức thuế cao và thường xuyên đối mặt với các vụ kiện phòng
vệ thương mại. Theo Cục phòng vệ thương mại, hiện Việt Nam đang phải đối mặt
với gần 250 vụ kiện phòng vệ thương mại với nhiều thị trường khác nhau. Trong đó,
thị trường Mỹ chiếm 23% số vụ việc, Ấn Độ chiếm 14%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 10%, sau
đó là Canada, EU, Philippines, Indonesia… Nhiều hàng hóa chủ đạo có mức tăng
trưởng cao của Việt Nam thường phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương
mại như sản phẩm thép, nhôm, đồng, ngành cao su và chất dẻo, ngành hóa chất,
ngành vật liệu xây dựng, ngành gỗ… Điều này đã làm giảm mức tăng trưởng xuất
khẩu của Việt Nam.
Điều đó cho thấy, nếu
Việt Nam được công nhận là có nền kinh tế thị trường sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa
xuất khẩu được đối xử công bằng hơn, có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị
trường tốt hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định hơn.
Môi trường ổn định và minh bạch sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế.
Thứ hai, tầm quan trọng
của việc Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
Hoa Kỳ là đối tác thương
mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Với
dân số trên 300 triệu dân, Hoa Kỳ là một thị trường nhiều tiềm năng của Việt
Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường khó tính, chính phủ Hoa Kỳ cũng ban
hành nhiều tiêu chuẩn thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật cao và nhiều biện pháp
phòng vệ thương mại để bảo vệ các lợi ích của các doanh nghiệp trong nước. Đồng
thời tại Hoa Kỳ, hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các loại
hàng hóa cùng chủng loại đến từ các quốc gia khác cả về giá cả và chất lượng
sản phẩm.
Việc Hoa Kỳ công nhận quy
chế kinh tế thị trường cho Việt Nam sẽ giúp hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang
Hoa Kỳ sẽ được đối xử công bằng với các quốc gia có nền kinh tế thị trường từ
mức thuế quan, phi thuế quan, giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam tại Hoa Kỳ. Đồng thời, trên bình diện toàn cầu, nền kinh tế Mỹ là một trong
những nền kinh tế lớn nhất, có khả năng ảnh hưởng sâu, rộng tới kinh tế toàn
cầu. Do đó, có thể nói rằng khi Hoa Kỳ đã công nhận quy chế kinh tế thị trường
của Việt Nam sẽ là cơ sở để các quốc gia khác trên thế giới cân nhắc và đẩy
mạnh quá trình công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đây là cơ hội
lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới nhằm huy
động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh
tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và nâng cao
tiềm lực, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Song cũng phải nói thêm
rằng, việc Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng mang
lại nhiều lợi ích kinh tế cho Hoa Kỳ. Bởi lẽ, Việt Nam là một trong 7 đối tác
thương mại lớn hàng đầu của Hoa Kỳ, kim ngạch thương mại song phương của hai
nước hàng năm ở mức cao. Các công ty Mỹ có được là các cơ hội tiếp cận thị
trường và xuất khẩu, góp phần khuyến khích, thúc đẩy các công ty Mỹ đa dạng hóa
chuỗi cung ứng phù hợp với lợi ích của Mỹ. Đồng thời, giảm bớt các rào cản
thương mại dẫn đến giá nhập khẩu thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường lớn
hơn, giúp các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang Việt Nam dễ
dàng hơn và chi phí thấp hơn, cho phép các công ty Mỹ tăng sản lượng và sản
xuất tại Việt Nam. Điều này mang lại tiềm năng tăng doanh thu bán hàng và lợi
nhuận cho các công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy, việc Đảng và Nhà
nước Việt Nam đề nghị các quốc gia trên thế giới cũng như Hoa Kỳ công nhận quy
chế kinh tế thị trường của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, đem lại nhiều
lợi ích thiết thực đối với sự phát triển của đất nước, chứ không phải đem lại
lợi ích riêng cho Đảng Cộng sản hay “quan chức” Việt Nam. Điều này cũng thể
hiện rõ quan điểm nhất quán và xuyên sốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong
quan hệ quốc tế là “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở
các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Do đó,
mọi sự xuyên tạc, phủ nhận thành quả phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và vận động ngăn cản các quốc gia công nhận quy chế kinh
tế thị trường của Việt Nam là đi ngược lại với ý chí, nguyện vọng, lợi ích của
đất nước và nhân dân Việt Nam. Và những kẻ đang tiến hành các hoạt động đó
chính là những kẻ không muốn Việt Nam phát triển thịnh vượng, không muốn nhân
dân Việt Nam được sống trong “phồn vinh, hạnh phúc”./.
NGUỒN: K5.
Nhận xét
Đăng nhận xét