Cảnh giác với thủ đoạn “xào xáo thông tin”

Hiện nay, mạng xã hội đang là một trong những kênh thông tin phổ biến, rộng rãi nhất. Bất kể ai, lúc nào và ở đâu đều có thể truy cập vào mạng xã hội. Mạng xã hội vừa là kênh thông tin trao đổi, phương tiện giải trí, phương tiện quảng cáo, bán hàng… nhưng bên cạnh những tác dụng tích cực đó là điều kiện cho các phần tử phản động tuyên truyền những thông tin sai lệch, lôi kéo, kích động gây chia rẽ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Các phần tử phản động giấu mặt, giấu tên với vô vàn nickname thường bóp méo thông tin về những sự kiện, vụ việc, nhất là những vụ việc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta để kích động nhân dân, nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là các đối tượng rất hay sử dụng những thông tin có thật rồi “xào xáo thông tin” thành những luận điệu kích động, chia rẽ rất nguy hiểm.
Hầu hết các vụ việc trên là do một số kẻ cơ hội tạo dựng, hoặc tô vẽ, nhào nặn, gán ghép, trong đó đáng chú ý là thủ đoạn chiếm dụng tài khoản cá nhân, “làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới” nhằm xuyên tạc sự thật, bôi nhọ hình ảnh của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hạ thấp uy tín của Đảng, gây mất lòng tin của nhân vào chế độ chính trị, con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn. Các đối tượng thường sử dụng thủ đoạn chiếm dụng tài khoản cá nhân (Gmail, Facebook, Zalo…) được thực hiện khá tinh vi, thông qua việc dẫn dụ cán bộ, đảng viên sử dụng mạng xã hội và internet vào xem các tin, bài viết, hình ảnh, tin nhắn với những nội dung “giật gân”, “câu khách”… qua đó sử dụng các thao tác kỹ thuật để lấy cắp thông tin của người dùng, nhất là những thông tin, hình ảnh rồi đem gán ghép, trộn lẫn thông tin thật - giả, tán phát trên các trang mạng xã hội và internet… Thủ đoạn “làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới” được chúng tiến hành khá “bài bản”; thông tin được lựa chọn, tạo dựng thường là những hình ảnh, clip cũ có liên quan đến một số hoạt động của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hoặc là các sự việc chính trị, xã hội đã được xử lý, giải quyết từ lâu, sau đó chúng lựa chọn thời điểm để tán phát thông tin tạo sự chú ý. Thời điểm mà các đối tượng lựa chọn thường là trước thềm đại hội đảng, bầu cử, hoặc trước các sự kiện chính trị của đất nước,…
Để đấu tranh, ngăn chặn và vách trần những âm mưu đen tối đằng sau những thông tin đã bị “Xào xáo” của các thế lực thù địch, bọn phản động, bọn cơ hội chính trị, đòi hỏi cấp ủy, cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể địa phương cần thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, quy định về công tác bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước và bí mật cơ quan, đơn vị. Thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc tạo lập và sử dụng các thông tin, hình ảnh với tư cách cá nhân trong các giao dịch trên các trang mạng xã hội và internet, trong quản lý, sử dụng, lưu trữ an toàn các thiết bị điện tử thông minh của cá nhân. Phát huy vai trò của cơ quan chức năng, nhất là cơ quan an ninh mạng, lực lượng phòng, chống tội phạm công nghệ cao, các nhà mạng để thường xuyên kiểm soát chặt chẽ và tiến hành các biện pháp xử lý thông tin sai lệch tán phát trên các trang mạng xã hội và internet một cách nhanh chóng, kịp thời. Nắm, quản lý, dự báo, thông tin định hướng tư tưởng kịp thời cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trước các thông tin xấu độc, nhất là những thông tin ảnh hưởng đến truyền thống, uy tín của Đảng, Nhà nước, quân đội. Phát huy vai trò các cơ quan chức năng, cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, các học viện, nhà trường; đội ngũ cán bộ, giảng viên, các nhà khoa học, tăng cường đấu tranh lật tẩy những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Đồng thời tăng cường tuyên truyền sâu rộng bản chất tốt đẹp, ưu việt của chế độ chính trị, những công lao to lớn và những thành tựu có ý nghĩa lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu đưa đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh, ổn định.
Mỗi người sử dụng internet và mạng xã hội cần có cái nhìn khách quan, để không bị nhầm lẫn giữa hiện tượng cá biệt với bản chất sự việc và không nên tán phát, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, clip... có nội dung xấu độc khi bản thân mình chưa tìm hiểu kỹ xem sự việc đó, thông tin đó đúng-sai thế nào, để tránh mắc mưu những kẻ chuyên cắt xén, bịa đặt thông tin.
                                                                                       Lucluong113

Nhận xét

  1. Cần phải thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc tạo lập và sử dụng các thông tin, hình ảnh với tư cách cá nhân trong các giao dịch trên các trang mạng xã hội và internet, trong quản lý, sử dụng, lưu trữ an toàn các thiết bị điện tử thông minh của cá nhân, để không bị nhầm lẫn giữa hiện tượng cá biệt với bản chất sự việc và không nên tán phát, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, clip... có nội dung xấu độc khi bản thân mình chưa tìm hiểu kỹ xem sự việc đó, thông tin đó đúng-sai thế nào, từ đó tránh mắc mưu những kẻ chuyên cắt xén, bịa đặt, xào xáo thông tin./.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn nói rất chính xác, thông tin xấu độc rất nhiều, không cẩn thận dễ tiếp tay cho địch lắm

    Trả lờiXóa
  3. Mỗi chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác với những thông tin xấu độc và các thông tin không chính thống trên các trang MXH

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975