VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU XẢO TRÁ TRÊN “RFAVIETNAM”
Thời gian qua, trang
mạng xã hội “Rfavietnam” giật tít “Việt Nam cần một nền tư pháp tử tế” của bút
danh Gió Bấc. Trong đó “Gió Bấc” đã xuyên tạc tình hình tư pháp ở Việt Nam hiện
nay. Với thủ đoạn đưa ra một người, một việc, một hiện tượng đơn lẻ, rồi y “vơ
đũa cả nắm” cho cả một nền tư pháp nước nhà: Nền tư pháp Việt Nam bị khủng
hoảng. Điều đó không thể chấp nhận được, bởi lẽ:
Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nền tư pháp Việt Nam phát triển không ngừng, góp phần quan trọng vào sự
nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân. Uy tín, vị thế của cơ quan tư pháp và các chức
danh tư pháp ngày càng được nâng cao; nền tư pháp được xây dựng ngày càng công
khai, minh bạch, chịu sự giám sát của nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
XIII khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến
bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và
hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp”. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: “Cải cách tư pháp trên một số lĩnh
vực có bước đột phá. Tổ chức bộ máy của tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân
dân, cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất
lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân”. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW
của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, theo
Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết đã cho thấy: Công tác cải cách tư pháp đã
đạt được nhiều kết quả rất quan trọng; nền tư pháp nước ta đã có một bước tiến
dài trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật, phòng, chống tham nhũng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự phát triển
không ngừng của nền tư pháp đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa thể hiện ở kết quả nổi bật, đột phá tạo hiệu quả, hiệu lực và chất lượng
của các cơ quan tư pháp trong hoạt động xét xử, công tố, điều tra, thi hành án
và bổ trợ tư pháp. Lực lượng thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành
viên, Luật sư lớn mạnh. Công tác giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức
nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm cho
đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên được chú trọng thường xuyên, uy
tín của cán bộ tư pháp được nâng lên. Theo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021
của Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội cũng cho thấy: Hệ thống tòa án các
cấp đã giải quyết hơn 2,37 triệu vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6%. Chất lượng xét xử
tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa
do nguyên nhân chủ quan hằng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của
Quốc hội.
Như
vậy, từ đánh giá của Nghị quyết và thực tiễn tình hình tư pháp nước ta là nền
tư pháp được xây dựng ngày càng công khai, minh bạch, chịu sự giám sát của nhân
dân. Quốc hội đổi mới và tăng cường giám sát hoạt động tư pháp thông qua báo
cáo, chất vấn, giám sát chuyên đề; tòa án nhân dân thực hiện công bố bản án
trên Cổng thông tin điện tử; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của Mặt trận đã tích cực tham gia giám sát các hoạt động tư pháp; các
phương tiện thông tin đại chúng đã chủ động, tích cực trong việc tuyên truyền
về hoạt động tư pháp, kịp thời thông tin góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ, việc
sai phạm, thiếu sót trong hoạt động tư pháp.
Vì thế, không thể nói
nền tư pháp Việt Nam bị khủng hoảng và đổ lỗi do cán bộ “dốt” như Gió Bấc đưa
ra và vì thế Việt Nam càng không có nhu cầu xây dựng “một nền tư pháp tử tế” mà
y kêu gọi.
Như vậy, mưu đồ “vơ
đũa cả nắm” của Gió Bấc hoàn toàn bị vạch trần, đó là những luận điệu xuyên
tạc, bóp méo sự thật, là sự vu khống, là “trở lực” chính cho việc thực hiện nền
tư pháp xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mỗi người dân chúng ta cần hết sức cảnh
giác không để các thế lực thù địch lừa bịp, lôi kéo như những luận điệu của Gió
Bấc. Đồng thời, tin tưởng vào công cuộc đổi mới nền tư pháp nước nhà do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và hệ thống các giải pháp đồng bộ xây dựng nền tư
pháp Việt Nam theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét