KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CON ĐƯỜNG XHCN VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM


           Thời gian vừa qua, trên “Diễn đàn thế kỷ” có bài viết: “Từ cách mạng vô sản trở về tư sản” với nội dung phủ nhận vai trò, thành quả lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lựa chọn con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới. Đây là luận điệu phản động, cần bác bỏ trên một số lý do sau:

Một là, cách mạng xã hội phát triển từ thấp đến cao, trong đó giai cấp tiến bộ lật đổ giai cấp thống trị cũ đã lỗi thời lạc hậu, để xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Chẳng hạn: Phong kiến tiến hành lật đổ chế độ nô lệ; giai cấp tư sản tiến hành lật đổ chế độ phong kiến; giai cấp công nhân tiến hành cách mạng vô sản hay còn gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa để lật đổ giai cấp tư sản. Đây là cuộc cách mạng triệt để, tiến bộ nhất trong lịch sử, bởi với bốn tiêu chí: 1. Bản chất giai cấp công nhân khác với giai cấp thống trị trước. 2. Mục tiêu của cách mạng vô sản là xóa bỏ tận gốc cơ sở nảy sinh chế độ áp bức bóc lột, bất công để xây dựng xã hội bình đẳng, tự do và dân chủ. 3. Lực lượng tham gia cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân lao động, để đem lại lợi ích cho quảng đại quần chúng, chứ không chỉ cho giai cấp công nhân. 4. Thúc đẩy lịch sử nhân loại phát triển tiến lên và khác về chất so với xã hội tư bản chủ nghĩa.

Hai là, Đảng Cộng Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản giành độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vọng của nhân dân. Vào những năm đầu thế kỷ XX, mục tiêu của cách mạng Việt Nam là vừa phản đế, vừa phản phong để giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ. Đảng Cộng Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, bởi đây là cuộc cách mạng đến nơi đến chốn. Trái lại, cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp tư sản tiến hành là cách mạng không triệt để, vì không xóa bỏ tận gốc cơ sở nảy sinh áp bức và bóc lột. Sau 15 năm ra đời, Đảng Cộng Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội, làm thay đổi địa vị của dân tộc từ nô lệ thành có chủ quyền. Giành được độc lập, đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Việt Nam đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc vào những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.

Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên định với đường lối đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nên đã đạt được thành tựu to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do thực hiện đường lối đổi mới có nguyên tắc, toàn diện và đồng bộ “đổi mới tư duy lý luận đến các lĩnh vực của đời sống xã hội”, “đổi mới chính trị gắn với đổi mới về kinh tế”. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vừa thử nghiệm mô hình vừa rút kinh nghiệm và sau đó nhân rộng điển hình từ khoản 10 đến khoản 100, từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới. Kết quả là từ nước thiếu lương thực kéo dài, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chặng đường trước tạo tiền đề cho chặng sau phát triển vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, chủ nghĩa tư bản ra đời hàng mấy thế kỷ mà đến nay vẫn còn phải điều chỉnh, thích nghi để kéo dài sự tồn tại. Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội ưu việt hơn xã hội tư bản chủ nghĩa, chưa có sẵn mô hình trong lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, rút ra bài học thành công và chưa thành công ở những chặng đường đã qua. Kiên quyết không cho phép mắc sai lầm chủ quan như mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô (cũ). Đảng ta không bao giờ che dấu khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Hiện tượng tham ô, tham nhũng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đang được xử lý nghiêm minh theo phương châm “không có vùng cấm” và nhân dân rất tin tưởng. Sự kết hợp sức mạnh tổng hợp, khơi dậy khát vọng dân tộc, cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vững bước thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của chặng đường tới đề ra theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trải qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”. Vì vậy, luận điệu “Từ cách mạng vô sản trở về tư sản” là không có cơ sở khoa học, hàm chứa mưu đồ chính trị phản động. Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác cách mạng, không để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lôi kéo, kích động. Đồng thời, vững tin vào con đường cách mạng mà Đảng, Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn duy nhất đúng đắn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975