“ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT
Năm 1972, Mỹ thực hiện
cuộc tập kích bằng máy bay oanh tạc B52 với mục tiêu đưa miền Bắc về thời kỳ đồ
đá. Mỹ tự tin về chiến lược của mình vì vào thời điểm đó B52 được mệnh danh là
“pháo đài bay”, không có trận địa phòng không nào có thể ngăn chặn. Tuy nhiên,
dã tâm đó đã nhận phải kết quả cay đắng. Thắng lợi của quân dân Việt Nam được
đặt tên gọi đầy ý nghĩa là “CHIẾN THẮNG HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”. Vì
sao không gọi là “chiến thắng Hà Nội”, “chiến thắng đế quốc Mỹ” hay “chiến
thắng B52” mà là “Điện Biên Phủ trên không”. Rất nhiều điều thú vị xung quanh
việc tên gọi này.
Ngày 26-12-1972, quân
dân ta đã có những chiến thắng lớn ở Hà Nội, Thái Nguyên. Ngày 27-12, Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị chiến đấu và ra lời kêu gọi: ““Kẻ địch
thua đau và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn còn ngoan cố kéo
dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B-52 hơn nữa, hãy giáng cho
không quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội, Thủ đô thân
yêu của chúng ta”. Tinh thần chiến thắng “Điện Biên Phủ” khơi gọi lòng tự hào
và ý chí chiến đấu, chiến thắng giặc Mỹ của mỗi người dân Việt Nam. Từ lời hiệu
triệu này, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã lóe lên ý tưởng về bài hát mang tên “Hà Nội -
Điện Biên Phủ”. Trong số ra ngày 29-12-1972 của Báo Nhân dân, ở trang 2, chuyên
mục “Viết tại chỗ về Hà Nội - Điện Biên Phủ có một dòng chữ: “Hà Nội đang thắng
một trận Điện Biên Phủ trên không”. Hình ảnh và tên gọi đầy ý nghĩa đó đã được
các cơ quan truyền thông phương Tây sử dụng chính thức để nói về cuộc chiến đấu
với máy bay Mỹ trên bầu trời Hà Nội. Nói cách khác “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không” là sự thừa nhận của chính giới cầm quyền phương Tây về tầm vóc quan
trọng của cuộc chiến này. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” đã đập tan ý đồ
cứu vãn cuộc chiến tại miền Nam và buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris 1973.
50
năm qua, “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là bản hùng ca của dân tộc Việt
Nam khi đối diện với những khó khăn, thử thách. Đó là bài học xương máu cho các
thế hệ sau về tinh thần, ý chí, văn hóa Việt Nam khi đối diện với những nguy cơ
đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét