QUẢN LÝ QUÂN NHÂN KHI ĐƯA HÌNH ẢNH LÊN MẠNG XÃ HỘI

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà internet và công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng mạng xã hội đang dần trở nên phổ biến và thông dụng đối với mọi người. Việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh và chỉ với vài thao tác đơn giản chúng ta đã có thể kết nối với mọi người thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tik Tok… Quá trình sử dụng mạng xã hội này cùng lúc xuất hiện những ưu điểm và khuyết điểm vì những mục đích khác nhau, vì khi tham gia các trang mạng xã hội, người dùng phải cung cấp những thông tin cơ bản về tên, tuổi, số điện thoại, email, địa chỉ… Bên cạnh đó, các phần mềm ứng dụng luôn truy cập những thông tin cơ bản trong thiết bị công nghệ cá nhân của mỗi người. Từ những thông tin này, thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo và những công cụ phân tích, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nắm được nhiều thông tin của mỗi người như tâm lý, xu hướng, nghề nghiệp, thái độ, quan điểm… Từ đó phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, thậm chí là những mục đích mờ ám.

Tham gia mạng xã hội  đang trở thành trào lưu, xu hướng của nhiều người, nhất là thế hệ trẻ, trong đó có cả quân nhân trong lực lượng vũ trang. Qua nghiên cứu, tổng hợp của cơ quan chức năng, các trang mạng xã hội hiện nay đang tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, cho phép kẻ xấu dễ dàng lợi dụng, khai thác và tìm kiếm, chiếm đoạt tài khoản người dùng, giả mạo thông tin, để tải lên các nội dung trái phép. Lỗ hổng bảo mật đó còn cho phép hacker truy xuất thông tin cá nhân của người dùng và thay đổi nội dung của họ, gửi được các tin nhắn văn bản từ mạng xã hội với các đường link độc hại. Những đường link cho phép nhiều người truy cập được vào tài khoản của người dùng. Sau đó, tùy chỉnh các nội dung hiện hữu và lấy đi thông tin cá nhân.

Trong Quân đội hiện nay thì việc tham gia mạng xã hội cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích như kết nối với bạn bè ở khắp nơi, nắm bắt tình hình thời sự, nhìn nhận thông tin đa chiều, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, chia sẽ kiến thức học tập, giao lưu giải trí…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều cán bộ chiến sỹ trẻ trong Quân đội có sử dụng mạng xã hội để đăng tải các hình ảnh,  video "không phù hợp" tác phong, điều lệnh, gây phản cảm trong dư luận. Thậm chí một số cán bộ, chiến sỹ còn đăng tải lên cả những hình ảnh, video về huấn luyện, các hoạt động quân sự, diễn tập, lịch công tác, khuôn viên đơn vị, doanh trại..., cá biệt có đồng chí đưa những clip về những hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm quy định như sai tác phong, bỏ gác, hút thuốc, sử dụng điện thoại khi thực hiện nhiệm vụ, uống rượu, mất đoàn kết…Đặc biệt, cách đây không lâu, một tài khoản có tên N.L đăng tải một video dưới dạng video Tiktok, trong video là một nam thanh niên mặc quân phục với hàm thiếu úy cùng những hành động cười cợt, chỉ trỏ tỏ vẻ "cool ngầu" cùng nội dung "Ai đánh rơi người yêu nè". Một số người xem sau đó đã bình luận khuyên nam thanh niên N.L này nên gỡ video vì có thể sẽ bị kỷ luật. Ngay sau đó, nam thanh niên N.L đáp trả: "Cảm ơn lòng tốt của bạn. Nhưng mà... Đéo". Tiếp nối đó là những bình luận văng tục, chửi bới, xúc phạm người khác, không phù hợp với tác phong, điều lệnh của một sỹ quan Quân đội đã nhận những bình luận trái chiều từ dư luận, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Qua đó, để ngăn ngừa việc đăng thông tin trên các trang mạng xã hội thì việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ về hiểu sâu sắc và thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các mạng xã hội của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Các quy định về nghiêm cấm sử dụng mạng Internet để tự ý thực hiện hành vi đăng tải, phát tán, bình luận, chia sẻ dưới mọi hình thức thông tin trái quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến bí mật của Nhà nước, bí mật Quân sự, các hình ảnh hoạt động của nội bộ của đơn vị, tuyệt đối không truyền bá thông tin kích động bạo lực, đồi trụy, mê tín dị đoan; tự ý tạo lập hoặc tham gia các diễn đàn, nhóm liên quan đến tội phạm, tổ chức phản động, chống đối chính trị và các vi phạm pháp luật khác đã quy định tại Khoản 7, Điều 5, Thông tư số 56/2020 của Bộ Quốc phòng.

Khi sử sụng mạng xã hội cho mục đích cá nhân phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, không tiết lộ thông tin cá nhân và cơ quan, đơn vị như: Thông tin về cấp bậc, chức vụ, hoạt động quân sự, sơ đồ, địa chỉ đơn vị, hình ảnh mặc quân phục, hình ảnh trang thiết bị, hình ảnh hoạt động đơn vị; trường hợp sử dụng các trang mạng xã hội phục vụ tuyên truyền, đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc trên không gian mạng phải được sự cho phép, hướng dẫn của cơ quan chính trị tại các cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nắm và quản lý chặt chẽ việc quân nhân tham gia truy cập, kết nối sử dụng Internet và mạng xã hộiKhi phát hiện các vụ việc vi phạm quy định xảy ra kịp thời báo cáo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định./.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975