CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU ĐÁNH GIÁ TIÊU CỰC VỀ
NGƯỜI NÔNG DÂN
Vừa qua trên trang mạng Baotiengdan phần tử có tên Thái Hạo đã đăng tải
bài viết “Nông dân trong mắt tôi”. Toàn bộ nội dung bài viết của y thể hiện cái
nhìn hết sức lệch lạc, cực đoan về người nông dân; phớt lờ đi những phẩm chất
tốt đẹp và tiến bộ của người nông dân Việt Nam trong chế độ XHCN dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhằm tạo ra cái nhìn ác cảm, thiếu thiện
chí của cộng đồng quốc tế đối với người dân Việt Nam nhằm phục vụ mưu đồ
đen tối của Y.
Sự thật có phải như vậy không? Câu trả lời là không!
Như chúng ta đã biết, trước đây dưới chế độ cũ với đặc điểm của một nước
nông nghiệp lúa nước gắn với sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất còn thấp kém,
công cụ sản xuất còn thô sơ, kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu; người dân Việt
Nam trong chế độ cũ sống biệt lập, khép kín trong không gian làng xã đã tồn tại
hàng ngàn năm cho nên cùng với những phẩm chất tốt đẹp, người nông dân Việt
Nam cũng không tránh khỏi những nét “tâm lý tiểu nông”.
Trong mắt Thái Hạo người nông dân hiện lên chỉ có những thói hư tật xấu
như: “Đi muộn, về sớm, làm việc cẩu thả, trốn việc như chớp, lãng phí vật liệu,
câu giờ siêu hạng…; người nông dân Việt Nam không siêng năng “vừa hết cơn
đói thì họ ngồi trà vặt rượu nát ngay”; “người nông dân không hiền lành mà là
giỏi nhịn nhục”; “khúm núm trước kẻ mạnh và ức hiếp người yếu”; “người Việt
không trọng tình mà trọng lợi”; “người nông dân rất chia rẽ”… Đây chỉ là những
thói hư tật xấu còn rơi rớt, mang tính cá biệt, xuất hiện lác đác trọng xã hội Việt
Nam hiện nay nhưng đã được Thái Hạo lượm lặt, đưa ra với thái độ ác ý, quy
kết cho người nông dân Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay trong chế độ mới, chế độ XHCN người nông dân Việt
Nam đã có sự tiến bộ rất lớn cùng với sự phát triển triển mạnh mẽ của nền văn
hóa, con người Việt Nam. Nhưng, Y không nhìn thấy ở người nông dân những
đức tính vô cùng quý báu như: tinh thần yêu nước nồng nàn và nhân văn; anh
hùng trong chiến đấu và tinh tế trong ứng xử; tính sáng tạo trong lao động và
giản dị trong lối sống; tinh thần cố kết cộng đồng, lòng khoan dung, cởi mở,
giàu năng lực tiếp biến… Đây mới chỉ là một số ít trong rất nhiều đức tính tốt
đẹp của người nông dân Việt Nam; thực tế sự trường tồn và phát triển không
ngừng của dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay là minh chứng hùng hồn và sống
động cho những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, không một ai có
thể phủ nhận điều này.
Những phẩm chất ấy ngày càng được phát huy và phát triển dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
Đảng luôn đặt con người vào vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự phát triển. Do vậy, gỡ bỏ những tàn dư tiêu cực của tâm lý tiểu
nông đồng thời giữ gìn, phát triển những phẩm chất văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, hình thành những phẩm chất con người mới phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại và yêu cầu phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng tâm xuyên
suốt. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng đặt mục tiêu xây dựng con người Việt
Nam với nhân cách tốt đẹp với những đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa
tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Đây là điển hình hóa con người Việt
Nam hiện nay; làm cơ sở để mỗi người, mỗi gia đình và tổ chức, đoàn thể hoặc
nhóm xã hội… trong tổ chức hoạt động, qua đó tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng
con người mới thời hiện đại.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với sự phát triển của đất nước những giá
trị thuộc về văn hóa con người Việt Nam sẽ không ngừng được phát huy, phát
triển. Những thói hư tật xấu hiện còn rơi rớt, mang tính cá biệt, xuất hiện lác
đác trong xã hội sẽ dần bị loại bỏ. Tuy nhiên những tiêu cực của “tâm lý tiểu
nông” đã được hình thành và tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta; việc loại bỏ nó
ra khỏi đời sống xã hội cần phải tiến hành từng bước. Tuy nhiên, việc lợi dụng
vào những gì còn rơi rớt lại của tâm lý tiểu nông để ngụy biện, đưa ra những
đánh giá tiêu cực sai lệch về người nông dân Vệt Nam; làm cho con người Việt
Nam trở nên xấu xí, không đáng tin trong mắt cộng đồng quốc tế là hành động
hết sức nham hiểm, thâm độc nhằm hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế từ đó phủ nhận thành quả cách mạng của Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Do vậy, mỗi người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác với
những luận điệu, chiêu trò đánh giá tiêu cực, sai lệch, cực đoan về văn hóa con
người Việt Nam./.
Nhận xét
Đăng nhận xét