CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ 

ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM

 Các thế lực thù địch không từ một thủ đoạn nào nhằm chống phá cách mạng Việt Nam; trong vấn đề về đổi mới kinh tế chúng tập trung gây mất ổn định, phá hoại nền kinh tế, làm cho kinh tế không phát triển, xã hội tất yếu dẫn tới rối loạn, khủng hoảng và sụp đổ; hoặc làm cho chính trị rối loạn, đất nước mất ổn định, kinh tế không phát triển, tất yếu cũng dẫn tới xoá bỏ chế độ chính trị.

Trong đổi mới kinh tế, chúng thường tấn công thẳng vào những vấn đề mang tính ý thức hệ, như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng phủ định  quy luật này, “lớn tiếng” rằng, các nước tư bản chủ nghĩa không thừa nhận quy luật này nhưng vẫn phát triển, hay quy luật này chỉ đúng thời của Mác - Lênin, khi khoa học và công nghệ chưa phát triển; ngày nay người lao động gắn bó với tư bản, có cổ phần trong các doanh nghiệp tư bản, không bị bóc lột như trước đây, được quan tâm nhiều đến lợi ích, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều điều chỉnh, do đó không còn mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Từ đó, chúng cho rằng, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lỗi thời.

Bên cạnh đó, lợi dụng một số yếu kém trong quản lý kinh tế ở một số doanh nghiệp nhà nước gây thất thoát tài sản, chúng cho rằng: Việt Nam không cần xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hiện nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống, tham ô, tham nhũng… các thế lực thù địch đưa ra luận điệu rằng, còn duy trì sở hữu công cộng, nguồn lực đất nước còn lãng phí, sẽ không chống được tham nhũng, kinh tế tiếp tục chậm phát triển.

Về đổi mới chính trị, các thế lực thù địch vẫn tập trung vào phê phán chế độ một đảng, coi đó là “đảng trị”, mất dân chủ, đòi phải đa nguyên, đa đảng.

Việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chúng cho rằng: Việt Nam đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị tương ứng, kinh tế nhiều thành phần nhưng chính trị lại “độc đảng”. Rằng, phải từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng các lý thuyết, trường phái kinh tế học mới tránh được sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường, tránh được sự can thiệp của chính trị vào kinh tế. Chúng lập luận rằng, việc chấp nhận kinh tế thị trường ở Việt Nam về thực chất đã chuyển sang theo mô hình chủ nghĩa tư bản.

Vậy thực chất những vấn đề trên như thế nào?

Chúng ta cần phải thấy rõ rằng, sự chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch là cuộc đấu tranh ý thức hệ, diễn ra lâu dài, với nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc. Cho dù trong thực tiễn, chúng ta làm tốt, chúng vẫn điên cuồng chống phá và không ngừng xuyên tạc. Biện pháp phản bác hữu hiệu nhất là nỗ lực góp phần xây dựng đất nước ổn định, kinh tế phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường, vị thế quốc gia ngày càng tăng trên trường quốc tế. Nhìn lại thực tiễn lịch sử nước ta, những thành tựu đất nước đã đạt được trong những năm qua, càng khẳng định tính đúng đắn, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mô hình phát triển đất nước do Đảng, nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn.

Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thực chất là một cuộc cách mạng mới, sâu sắc, toàn diện, trong đó có đổi mới kinh tế, đồng thời với đổi mới chính trị với bước đi, hình thức phù hợp. Những thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam được thế giới ghi nhận, đất nước “chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay”. Cho đến nay, ở Việt Nam, không có tổ chức chính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đổi mới chính trị ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trực tiếp là cơ sở để đất nước có được bước phát triển to lớn hiện nay.

Quá trình giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam là quá trình thận trọng, chắc chắn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý, được tổng kết từ thực tiễn để khái quát thành lý luận, vừa tránh giáo điều cũ, đồng thời không nóng vội, chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan; nhìn thẳng vào những sai lầm, khuyết điểm, không né tránh. Trong đó, phương pháp luận giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và  đổi mới chính trị, trước hết được xem xét trong tính chỉnh thể, hệ thống, đó là nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong phát triển kinh tế, trong đổi mới chắc chắn sẽ có những hạn chế, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm nhất định; tuy nhiên những hạn chế, khuyết điểm đó được Đảng, Nhà nước thẳng thắn chỉ rõ và tìm cách khắc phục. Do đó có thể khẳng định những kết quả đạt được trong phát triển của đất nước là cơ bản, to lớn và có ý nghĩa lịch sử, càng khẳng định con đường, mô hình phát triển và những đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị của Việt Nam là đúng hướng; những hạn chế, thiếu sót khuyết điểm không làm thay đổi bản chất, tính đúng đắn, ưu việt của chế độ chính trị, nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng./.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975