NHẬN DẠNG THỦ ĐOẠN NHÂN DANH PHẢN BIỆN
XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Phản biện xã hội là sự tham gia của cá nhân,
các tổ chức về một vấn đề, chủ trương, chính sách nào đó của Đảng, Nhà nước nhằm
làm cho chủ trương, chính sách đó đầy đủ, đúng đắn, hoàn thiện hơn trong thực
tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo nên sự đồng thuận, phục vụ tốt hơn những vấn
đề quốc kế, dân sinh. Tuy nhiên, cùng với sự đóng góp thiết thực, có ý thức xây
dựng của các tầng lớp nhân dân - thì một số thành phần đã lợi dụng phản biện xã
hội để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân ta.
Trong
thời gian qua, trên mạng xã hội có không ít người tự cho mình là người “phản biện”,
có tư tưởng “tiến bộ”, lấy danh nghĩa phản biện xã hội để nêu những ý kiến về
các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, từ những vấn đề lớn của
đất nước đến các chính sách, quyết sách cụ thể ở các bộ, ngành, địa phương. Họ
đưa ra ý kiến với những cách thức như viết các “thư ngỏ”, “kiến nghị” gửi các cấp,
các ngành, gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đăng tải trên mạng xã hội,
blog, website cá nhân... Họ trả lời phỏng vấn của các đài, báo nước ngoài với nội
dung xuyên tạc chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước,
thổi phồng, bôi lem những tồn tại, hạn chế của đời sống xã hội. Trên cơ sở nêu
vài nội dung mang tính phản biện nhưng lại thể hiện bằng ngôn ngữ miệt thị, chửi
bới, công kích, bóp méo sự thật nên về thực chất là lợi dụng để xuyên tạc, chống
phá chứ không còn ý nghĩa phản biện. Một số người tự xưng là “nhà lý luận” còn
lợi dụng phản biện xã hội để kích động, tuyệt đối hóa tự do, dân chủ, rằng
chúng ta đang xây dựng một xã hội “thiếu không gian tự do”, “tự do là không
chính trị”, “dân chủ hóa, giải phóng con người là chiếc chìa khóa vạn năng”...
Nguy
hiểm hơn, một số trường hợp sau khi rời các vị trí, chức vụ trong Đảng, Nhà nước
thì vì tư lợi hẹp hòi, vì động cơ xấu, họ lại lợi dụng danh nghĩa phản biện để
đưa ra những quan điểm trái khoáy, lấy cớ góp ý với Đảng, Nhà nước mà mục đích
chính là nhằm làm mất niềm tin trong nhân dân, chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ.
Đã có không ít vụ việc lấy danh nghĩa phản biện xã hội, họ đã đưa lên báo chí
nước ngoài hoặc mạng xã hội nội dung không đúng sự thật, thiếu công tâm, phản
biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến tình hình an ninh,
trật tự, gây hoang mang dư luận. Mục đích của những trường hợp trên nhằm thu
hút sự chú ý của người đọc đối với những bài viết của họ và tấn công trực diện
vào các chủ trương, đường lối, chính sách, uy tín của Đảng và Nhà nước, phủ nhận
tất cả những thành quả mà đất nước đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thậm chí
tung ra các bài viết, bình luận bằng các ngôn từ cay độc, vô văn hóa, vô đạo đức,...
Rõ ràng, phản biện
xã hội nếu được thực hiện một cách có hiệu quả có thể giúp điều chỉnh xã hội,
làm cho các chủ trương, chính sách ngày càng hoàn thiện, đem lại hiệu quả tốt
hơn, phản biện xã hội là biểu thị cho tính dân chủ của xã hội. Nhưng nếu lợi dụng
phản biện xã hội để kích động, thổi phồng, xuyên tạc nhằm gây nhiễu loạn thông
tin, gây ra sự ngộ nhận, nhầm lẫn trong dư luận khiến nhiều người hiểu sai về
hiện tình đất nước, hiểu sai về Đảng, Nhà nước thì hành vi đó là phá hoại, cần
phải đấu tranh, loại trừ.
Để
phản biện xã hội đem lại hiệu quả, ý nghĩa tích cực phải dựa trên nền tảng tri
thức, thái độ khách quan, lấy lợi ích của cộng đồng làm mục đích hướng đến. Nếu
không, phản biện xã hội sẽ dễ chỉ là ý kiến chủ quan, cảm tính và phiến diện,
thậm chí cực đoan, không đóng góp với tiến trình phát triển của xã hội, của đất
nước.
Mỗi người dân khi tiếp cận các thông tin
được cho là phản biện xã hội đăng tải trên không gian mạng cần trang bị cho
mình “bộ lọc” và có chủ kiến khi tiếp cận các vấn đề phản biện. Đặc biệt, với
người được các thế lực xấu tung hô, ca ngợi là “nhà dân chủ”, “nhà bất đồng
chính kiến”... thì phải cẩn trọng thanh lọc. Không nên vội vàng đọc mà tin ngay
vào các ý kiến dạng phản biện của ai đó khi mình chưa xác định được đầy đủ về
tính chính xác của thông tin, động cơ của việc nêu ý kiến đó. Do vậy, để nhận
diện âm mưu, thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để gây nhiễu thông tin, chống
phá đất nước của các thế lực thù địch, phản động, trước mỗi thông tin được cho
là phản biện xã hội, cần chú ý nguồn gốc thông tin đó ở đâu. Thực tế có những
thông tin sai lệch không rõ nguồn, chỉ được viện dẫn rất vu vơ hoặc xuất phát từ
“nghe nói”, đồn thổi! Đặc biệt, cần cảnh giác với thông tin được đưa ra từ những
người vốn có thành kiến, có âm mưu, hành động chống phá Đảng, Nhà nước./.
Bọn phản động luôn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động và chống phá đất nước; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóa