ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN-BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG SUY THOÁI TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng. Người coi đó là cuộc đấu tranh trực tiếp liên quan tới vận mệnh của Đảng và quyết định đến thành công của sự nghiệp cách mạng.

Theo Người, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng, là “giặc nội sinh”, là nguồn gốc của những “căn bệnh” làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm tha hoá Đảng, chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân thì cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin cậy của dân với Đảng. Chúng ta biết, để trở thành người cán bộ, đảng viên và phát huy vai trò lãnh đạo của mình trước quần chúng, thì mỗi người phải trải qua quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện công phu về mọi mặt cả về phẩm chất, năng lực và để giữ vững bản chất người cách mạng, cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng, rèn luyện suốt cuộc đời “cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Tuy nhiên, nếu không giữ được đạo đức cách mạng, sẽ dễ “sa vào chủ nghĩa cá nhân” và nếu điều đó xảy ra, thì người cán bộ, đảng viên ấy đã nhiễm một loại “vi rút rất độc”; từ đó đẻ ra hàng trăm thứ bệnh từ tham lam, lười biếng đến bè phái, cục bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, phai nhạt lý tưởng… do đó, tạo lực cản lớn của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đồng thời, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bị giảm sút, người cán bộ, đảng viên sẽ không còn được nhân dân tin tưởng, ủng hộ; uy tín và hiệu quả lãnh đạo giảm sút; từ đó, trở thành “cái cớ” để các thế lực thù địch, phản động móc nối, lợi dụng chống phá.

Do vậy, thường xuyên giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng; thấy rõ những biểu hiện và tính chất nguy hại của chủ nghĩa cá nhân đối với quá trình tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên và công tác xây dựng Đảng. Đồng thời, cán bộ, đảng viên phải tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hằng ngày, từ đó giữ vững bản lĩnh chính trị, mục tiêu lý tưởng cách mạng, không “sa vào chủ nghĩa nghĩa cá nhân”, nêu cao tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân và đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Chủ nghĩa cá nhân” là một “căn bệnh”, là biểu hiện suy thoái đã và đang diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và gây nguy hại rất lớn đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Những biểu hiện của “chủ nghĩa cá nhân” rất dễ nhận biết, nhưng để đấu tranh, khắc phục triệt để là vấn đề rất khó khăn, phức tạp, bởi nó nằm sâu, bên trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để đấu tranh chống biểu hiện này hiệu quả, cần tiến hành quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, cả tư tưởng, tổ chức, cán bộ; trong đó, nêu cao tự phê bình và phê bình, phát huy vai trò nêu gương và tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của từng cán bộ, đảng viên là vấn đề căn cơ, cốt lõi, lâu dài, góp phần xây dựng Đảng ta thật trong sạch vững mạnh, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới./.

 

Nhận xét

  1. Chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh rất nguy hiểm cần phải điều trị triệt để

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975