NHẬN DIỆN CÁCH NHÌN THIỂN CẬN, CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ KHI
ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975
Gần 40 năm qua, cả nhân loại đều thừa
nhận, trân trọng, tự hào và ngưỡng mộ chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt
Nam. Ấy vậy mà, hàng năm, khi gần đến ngày 30/4 thì các tổ chức phản động, các
phần tử cực đoan chính trị lại rêu rao những luận điệu sai trái. Chúng lợi dụng
không gian mạng làm phương tiện để truyền bá quan điểm chống phá, hòng làm nao
núng tinh thần một số người dân, kích động lòng thù hận trong các thế hệ và
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Điển hình như nhóm Việt Tân, Facebook Đài Á
châu tự do (RFA) đưa ra luận điệu “30-4 là ngày quốc hận”, hay đó là ngày “Mỹ tự
rút lui chứ không phải là chiến thắng”. Thậm chí chúng còn xuyên tạc rằng, muốn
hòa hợp dân tộc thì Việt Nam không nên tổ chức kỷ niệm ngày 30/4. Những luận điểm
này là cách nhìn cá nhân, thiển cận, đầy mưu đồ chống phá. Bởi lẽ:
Thứ
nhất, không hề có chuyện là quân Mỹ tự rút lui.
Để
có được chiến thắng toàn diện, vĩ đại ấy, toàn thể dân tộc Việt Nam yêu nước
chân chính phải trải qua hơn hai thập kỷ đấu tranh kiên cường, bền bỉ dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là kết quả sự hy sinh, nỗ lực to
lớn toàn dân tộc trong cuộc đấu trí và đấu lực quyết liệt. Chiến thắng
30/4/1975 đã thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức sống mãnh liệt của văn
hóa và con người Việt Nam trải qua hàng nghìn năm chống quân xâm lược.
Ông
Alain Rusco nhà sử học người Pháp, kiêm chuyên gia chuyên nghiên cứu về lịch sử
Đông Dương, cho rằng, sự kiện 30/4 “gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế về một
dân tộc không chịu khuất phục trước quân thù”, “để có được chiến thắng này hàng
triệu người dân Việt Nam đã ngã xuống trong nhiều thập kỷ đầy cam go, quyết liệt.
Gần như gia đình người Việt Nam nào cũng có đóng góp và mất mát, cho cuộc kháng
chiến vệ quốc vĩ đại này”.
Nhà
sử học Nigl Cawthorne nhận xét “Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh đầu
tiên mà Mỹ thất bại trong việc giành chiến thắng và đã đẩy nước Mỹ đến những
phân rẽ cay đắng”. Thậm chí, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara,
sau chiến thắng của dân tộc Việt Nam gần 30 năm vẫn phải tự dằn vặt rằng: “Những
người cộng sự của tôi... Tại sao nhóm người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại
mắc sai lầm về Việt Nam?
Thứ
hai, sự kiện 30/4 là niềm mong chờ vô điều kiện của toàn thể dân tộc, chứ không
phải là “ngày quốc hận”.
Ngày
30/4/1975 là ngày đất nước thống nhất, Nam - Bắc thu về một mối, dưới nền độc lập,
tự do ấy, dù còn vô vàn khó khăn song cả nước bước vào thời kỳ quá độ xây dựng
CNXH. Đến nay, qua gần 50 năm, Đảng, Nhà nước đã đưa ra nhiều quyết sách phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội... phấn đấu để dân là chủ, dân làm chủ, vì mục
tiêu phát triển toàn diện con người, tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế trên
trường quốc tế. Đảng và Nhà nước cũng có nhiều chủ trương bảo vệ công dân Việt
Nam ở nước ngoài, khuyến khích họ cống hiến, đóng góp cho quê hương dù ở đâu,
làm việc gì. Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay yêu thương, luôn coi họ là một phần
ruột thịt. Chỉ có những kẻ tâm can phi dân tộc, tiếp tục nuôi dưỡng thù hận mới
đưa ra những phát ngôn như vậy.
Thứ
ba, Việt Nam đã và đang hòa hợp dân tộc, vươn lên sánh vai với các nước khác
trên tinh thần “gác lại quá khứ” chứ không phải “lãng quên quá khứ”.
Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất, hòa hợp, đã
chiến đấu kiên cường vì khát vọng ấy. Và thực tế, đất nước Việt Nam đã thống nhất,
hòa hợp dân tộc từ Chiến thắng 30/4/1975, Nam-Bắc một nhà ra sức xây dựng đất
nước. Tuy nhiên, hòa hợp, hòa giải dân tộc phải dựa trên sự tôn trọng lịch sử;
coi trọng lợi ích quốc gia, dân tộc.
Chiến
thắng 30/4 là chiến thắng của chính nghĩa, chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc. Trong điều kiện các thế lực thù địch tìm cách chống phá, nguy hại
hơn là chúng hướng đến giới trẻ - những người không đi qua chiến tranh – để làm
lung lay niềm tin, lòng tự hào dân tộc, từ đó điều khiến nhận thức, hành động của
giới trẻ theo âm mưu của chúng thì việc tổ chức lễ kỷ niệm 30/4 hàng năm là
cách thức giáo dục truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc, giúp họ nhận thức
đúng quan điểm “hòa nhập nhưng không hòa tan”, “gác lại quá khứ” nhưng không được
phép quên quá khứ, quên sự mất mát, hy sinh mà bao thế hệ cha anh phải ngã xuống
để đổi lấy nền tự do, độc lập. “Gác lại” để cùng hướng tới tương lai vì một thế
giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Với
chiến thắng lịch sử 30/4/1975, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ trước lịch sử và
thế giới về một đất nước kiên cường, bất khuất với tinh thần “Không có gì quý
hơn độc lập, tự do”. Tinh thần đó được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp nối,
phát huy tinh và biến thành hành động trong quá trình đổi mới, đưa đất nước
phát triển nhanh và bền vững; tạo nên một Việt Nam với cơ đồ mới, vị thế lớn,
uy tín cao trên trường quốc tế như ngày nay./.
Bài viết hay
Trả lờiXóa