NHẬN DIỆN BẢN CHẤT THẬT SỰ CỦA TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI (RSF)
Tổ chức phóng viên
không biên giới (RSF) công bố cái gọi là Báo cáo thường niên, trong đó có nhiều
nội dung xuyên tạc, sai sự thật, vu cáo Việt Nam “bỏ tù, thậm chí không qua xét
xử, các nhà báo “làm phiền” chế độ”; xếp Việt Nam vào danh sách các “nhà tù lớn
nhất thế giới” khi cơ quan chức năng bắt giữ 39 đối tượng vi phạm pháp luật mà
tổ chức này gọi là “nhà báo”.
Đây là những luận
điệu, nhận định, đánh giá vô cùng sai trái và thiếu hiểu biết của RSF về tình
hình hoạt động báo chí ở Việt Nam. Đây không phải là lần đầu RSF có những đánh
giá mang tính quy chụp, xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt Nam. Trước đó, tổ
chức này đã từng xếp Việt Nam đứng thứ 175/180 quốc gia “đàn áp tự do báo chí”,
đến bây giờ lại xếp Việt Nam vào TOP 5 quốc gia “giam giữ nhà báo nhiều nhất
thế giới” cùng với Trung Quốc, Myanmar, Iran, Belarus. Rõ ràng, RSF luôn cố
tình làm ngơ, phớt lờ trước những số liệu thống kê chính thống về vấn đề tự do
báo chí ở Việt Nam. Tổ chức này chỉ “giỏi” suy diễn, thu thập thông tin phiến
diện, một chiều rồi từ đó tìm cách bóp méo, vu cáo cho Việt Nam. Vậy, RSF là
một tổ chức như thế nào mà tự cho mình cái quyền quy chụp, phán xét công việc
nội bộ của các quốc gia có chủ quyền trên thế giới?
RSF được một nhà báo
người Pháp thành lập từ năm 1985. Đây là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động
nhờ sự tài trợ của Chính phủ Pháp và Mỹ. Ngay từ khi mới thành lập, tổ chức này
đã cho mình quyền cổ súy tự do báo chí, tự do ngôn luận “theo kiểu phương Tây”.
Tổ chức này tự khoác cho mình “chiếc áo” có quyền bảo vệ nhà báo, nhưng không
hề bảo vệ các nhà báo chân chính. Ngược lại còn tiếp tay cho một số nhà báo tự
xưng hoạt động để chống phá nhằm lật đổ chính quyền của một số nước.
Dưới
danh nghĩa bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, nhưng RSF không đưa ra khái niệm
về “tự do báo chí”, tức là tổ chức này đã không hình thành được một định nghĩa
và cách hiểu cơ bản về tự do báo chí, những yếu tố được tổ chức này sử dụng để
đánh giá tự do của một nền báo chí nhưng không cân nhắc đến các yếu tố về văn
hóa, xã hội, nhận thức của từng quốc gia riêng biệt mà những đánh giá và xếp
hạng của tổ chức này luôn dựa vào vấn đề “dân chủ, nhân quyền” theo khái niệm
của phương Tây. Ở một phương diện khác, RSF cũng chẳng hề được bất kỳ cộng
đồng, hiệp hội hay liên hiệp nào tài trợ, ủng hộ, mà hầu hết nguồn tiền hoạt
động được tài trợ từ các nước phương Tây. Điều đó phần nào cũng giúp chúng ta
hiểu rằng mục đích hoạt động thực sự của RSF hoàn toàn chẳng hề vì cái gọi là
“tự do báo chí”, mà đó là chỉ một chiếc vỏ bọc cho động cơ, thủ đoạn chính trị
đằng sau.
Cần có một nhìn nhận
khách quan là “trên thế giới không có một quốc gia nào coi quyền tự do báo chí,
tự do ngôn luận là tuyệt đối, mọi quyền lợi phải gắn với nghĩa vụ và phải được
đặt trong khuôn khổ, giới hạn phù hợp”. Tại Việt Nam, tất cả các bản Hiến pháp
từ trước đến nay đều có quy định rõ ràng về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đây
là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân và được
Nhà nước bảo đảm thực hiện. Đối với Việt Nam, báo chí là một kênh thông tin chính
thống, hoạt động công khai, dân chủ và hiệu quả. Đến nay, cả nước có 816 cơ
quan báo chí (in và điện tử), trong đó 114 báo, 116 tạp chí thực hiện hai loại
hình, 557 báo và tạp chí in; 29 báo và tạp chí điện tử; 72 cơ quan có giấy phép
hoạt động phát thanh, truyền hình và 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có
hạ tầng phát sóng truyền hình riêng; khoảng 40.000 người đang công tác tại các
cơ quan báo chí với hơn 17 nghìn người được cấp thẻ nhà báo. Về cơ bản, các cơ
quan báo chí, các phóng viên, nhà báo đã thực hiện nghiêm Luật Báo chí và những
quy định mang tính nguyên tắc nhằm bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị,
tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ; là diễn đàn tin cậy của nhân
dân, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội… Những trường hợp
mà RSF gọi là “nhà báo dân chủ”, “Blogger” bị bắt giữ như Phạm Đoan Trang,
Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,… tất cả đều là số đối tượng lợi dụng tự
do báo chí, tự do ngôn luận để tuyên truyền nhằm chống phá Nhà nước và đã bị pháp
luật trừng trị.
Như vậy, bản chất thực
sự của RSF chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực của Mỹ và các nước phương Tây để
chống phá các nước khác, nhất là các nước có hệ tư tưởng khác với hệ tư tưởng
tư sản, chứ không hề có cái gọi là “tự do báo chí” “tự do ngôn luận” như tổ
chức này vẫn quảng cáo, tự nhận. Đây chính là bộ mặt thật sự của RSF, chúng ta
cần cảnh giác khi tiếp nhận thông tin từ tổ chức này!
Nhận xét
Đăng nhận xét