LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN

 


Ngày 27/12/2022, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Phan Quang Trọng tán phát bài “Chiến lược mới nhất của Hoa Kỳ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương”, cũng trên trang này có bài “Indonesia và Việt Nam đồng ý về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế sau 12 năm”, nội dung xuyên tạc đường lối đối ngoại và chính sách quốc phòng của Việt Nam; đưa ra “dự báo” tình hình trên Biển Đông gây hoang mang dư luận. Vậy bản chất của hai bài viết trên thể hiện những vấn đề gì?

Trước hết, bài viết “Chiến lược mới nhất của Hoa Kỳ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương” đây là chiến lược không mới của Mỹ, về bản chất đó là chiến lược xoay trục Châu Á- Thái Bình Dương dưới thời Obama. Tuy nhiên, Phan Quang Trọng đưa ra trong bối cảnh khủng hoảng giữa Nga và Ukraina, từ đó để đi đến kêu gọi các nước, đặc biệt là các nước nhỏ trong đó có Việt Nam, các nước trong khối Asean cần phải liên minh với các nước lớn, trước hết là Mỹ và các nước châu Âu để đảm cho độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Thứ hai, từ việc đánh giá sự phát triển mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới và đặc biển là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, từ đó đi đến nhận định về khả năng “tái lập” trật tự thế giới mới của Trung Quốc, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nước, cho nên Mỹ cần phải tiến hành chiến lược “định hình môi trường chiến lược xung quanh Bắc Kinh” để kìm chế Bắc Kinh. Để làm được điều này đòi hỏi các nước trong khu vực Thái Bình Dương phải hợp tác với Mỹ trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thứ ba, trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với Nga, Phan Quang Trọng cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam khó có thể đạt đến mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mặc dù Mỹ đã phớt lờ cái gọi là “tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam” bởi những rào cản từ Trung Quốc trên các mặt: Về kinh tế đó là sự phụ thuộc quá lớn của Việt Nam vào Trung Quốc; về chính trị, đó là mối liên hệ ý thức hệ lâu dài giữa hai đảng cộng sản; về quân sự đó là sự chênh lệch quá lớn về sức mạnh quân sự giữa hai bên.

Thứ tư, bài viết: “Indonesia và Việt Nam đồng ý về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế sau 12 năm” đã tập trung lợi dụng thông báo của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong buổi họp báo ngày 22/12 về việc “Hai bên đã kết thúc đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982” nhân chuyến thăm Indonesia của chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Nội dung đàm phán chưa được thông báo, nhưng chắc chắn một điều đó là kết quả nỗ lực đàm phán của hai bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Tuy nhiên, bài viết đã chèo lái dư luận sang một hướng khác, cho rằng sở dĩ hai bên đã đạt được cái gọi là “thỏa thuận” “sau 12 năm đàm phán căng thẳng” là kết quả tất yếu trước tác động từ “sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông”. Từ đó bài viết khẳng định “thỏa thuận” giữa Việt Nam và Indonesia sẽ là cơ sở để giải quyết một loạt các tranh chấp còn tồn tại đã ngăn cản các bên yêu sách ở Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Việt Nam và Philippines và hướng tới thành lập một “mặt trận thống nhất” chống lại sự bành trướng quá đáng của Trung Quốc.

Có thể thấy, bài viết trên là sự lập lờ, đánh tráo khái niệm với mục đích xuyên tạc gây hiểu nhầm về đường lối đối ngoại, đường lối quốc phòng cũng như quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, bởi vì:

Về đối ngoại quan điểm xuyên suốt của Đảng ta là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, điều này một lần nữa đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội XIII: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại… Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Việc quan hệ giữa Việt Nam với các nước là quan hệ hợp tác song phương, cùng có lợi, Việt Nam nhất định không đánh đổi lợi ích dân tộc.

Trong đối ngoại quốc phòng, Việt Nam luôn kiên định thực hiện chính sách quốc phòng 4 không: Việt Nam không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Điều này cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong chuyến thăm Mỹ: “Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, bình đẳng, tất cả cùng có lợi, cùng thắng”.

Bởi vì Việt Nam đã trải qua những cuộc chiến tranh hết sức tàn khốc, Việt Nam đã hiểu được những giá trị của hòa bình và ổn định. Cho nên việc giữ vững độc lập, hòa bình, tự chủ để phát triển đất nước đó là quan điểm nhất quán của Việt Nam. Bài học từ khủng hoảng giữa Nga và Ukraine và Afghanistan càng củng cố thêm quyết tâm và quan điểm của Đảng ta. Vì vậy, việc xuyên tạc, chèo lái cho rằng Việt Nam cần chọn bên hay tham gia vào cái gọi là “liên minh để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc” là hoàn toàn bịa đặt, là đi ngược lại với quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Vấn đề chủ quyền Biển Đông và giải quyết những vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, điều này lịch sử đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận không thể tách dời của lãnh thổ Việt Nam. Đảng ta trong các tuyên bố đều thể hiện nhất quán quan điểm này. Việc các quốc gia chiếm đóng các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hay thực hiện các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là trái phép, là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về luật biển. Cho nên, việc giải quyết vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển đông không thể là việc “thỏa thuận” về chủ quyền, mà các tranh chấp này cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975