NÂNG
CAO CẢNH GIÁC, NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH LOẠI BỎ
THÔNG
TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Khi xã hội
ngày càng phát triển, nhu cầu giao tiếp thông tin ngày càng lớn đặc biệt, trong
điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, mạng xã hội đã và đang trở
nên phổ biến với mọi người dân. Mọi người chỉ cần có trong tay một thiết bị
thông minh (điện thoại, máy tính bảng, laptop...) có kết nối internet đều có thể
tham gia vào mạng xã hội, trên những nền tảng khác nhau (như: facebook,
youtube, zalo, twitter, blog…). Ngoài những tác dụng to lớn do mạng xã hội mang
lại, nó cũng đã và đang đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức cho người sử dụng,
trong đó có vấn nạn tin giả. Tin giả trong “xã hội ảo” nhưng gây hại sâu sắc,
nguy hiểm đến “thế giới thực”. Nhận diện, đấu tranh với thông tin giả trên mạng
xã hội trở thành vấn đề nóng bỏng hiện nay.
Theo cách hiểu
thông thường, tin giả là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng,
kiểm duyệt được phát tán trên các phương tiện truyền thông. Có thể đó là
những thông tin hoàn toàn không chính xác, là những thông tin có một phần sự thật
nhưng được người viết thêm, bớt thông tin, phóng đại một phần nội dung thông
tin. Những tin giả thường xuất hiện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... song chúng thường xuất hiện
khi có những sự kiện chính trị, xã hội quan trọng (như đại hội đảng, bầu cử, họp
Quốc hội, các chính sách, luật pháp mới ban hành, hay các hiện tượng “nóng”,
gây tranh cãi trong đời sống hiện thực…). Dù ở thể loại, cấp độ nào thì đây
hoàn toàn là những thông tin không đáng tin cậy, chúng làm nhiễu loạn thông tin
cho người tiếp cận, dễ gây nên những nhận thức sai lầm trong dư luận xã hội. Thậm
chí, tạo nên những nhận thức và hành động sai trái, lệch lạc của một bộ phận quần
chúng thiếu hiểu biết, cả tin.
Do vậy, nhận diện, đấu tranh và
loại bỏ thông tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội hiện nay cần thực hiện
tốt một số nội dung sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho mọi
người dân về tác hại của thông tin giả cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong
tạo dựng và tán phát tin giả.
Đây là nội dung hết sức quan trọng,
vì mọi người dân có nhận thức đúng về tác hại của thông tin giả cũng như những
hành vi vi phạm pháp luật trong tạo dựng, phát tán thông tin thì mới tranh được
các biểu hiện vi phạm hay tiếp tay cho những người vi phạm. Thực tế hiện nay
cho thấy, ngoại trừ một bộ phận cá nhân, tổ chức cố tình tạo dựng và tán phát
tin giả nhằm mục đích tài chính, chính trị, còn đa số cộng đồng mạng tham gia
chia sẻ, thậm chí có trường hợp cũng tạo lập và tán phát những thông tin sai lệch
song điều này là do tâm lý hiếu kỳ hoặc câu like, câu view để gây chú ý của cộng
đồng mạng. Điều đó cho thấy, đa số người tham gia mạng xã hội chưa hiểu rõ về
tác hại của tin giả và những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tham gia
mạng xã hội. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục trong
nhà trường, gia đình và xã hội về nhận thức, trách nhiệm cho các cá nhân, tổ chức
tham gia mạng xã hội.
Hai là, nêu cao trách nhiệm
cá nhân, ý thức công dân khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội. Khi tham
gia vào các trang mạng xã hội mọi công dân cần ý thức rõ trách nhiệm cá nhân
trong tiếp cận, truyền tải các thông tin trên các trang mạng xã hội. Phải luôn
luôn cảnh giác, tiếp nhận thông tin một các có chọn lọc, có sự so sánh, đối chiếu
giữa thông tin trên mạng xã hội với các thông tin trên phương tiện thông tin
truyền thông chính thống (như: đài truyền hình quốc gia, các trang báo của cơ
quan ngôn luận Trung ương…) để phân biệt, đánh giá mức độ đúng – sai của các
thông tin. Tuyệt đối không tiếp nhận thông tin một cách cảm tính, theo tâm lý
“đám đông”, dễ tin, cả tin theo các luồng thông tin trên mạng xã hội. Với tư
cách người tạo dựng thông tin, khi viết, truyền tải bất kỳ một thông tin nào
trên các nền tảng mạng xã hội cần nghiêm túc cân nhắc, ý thức rõ phạm vi ảnh hưởng
của những thông tin đưa lên mạng.
Ba là, tích cực tham gia đấu
tranh, loại bỏ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Khi tham gia các
trang mạng xã hội người dùng phải biết nhận diện các thông tin giả, thông tin
chưa đúng sự thật. Tích cực đấu tranh“điểm mặt, chỉ tên” với những kẻ giả
mạo, những thông tin sai sự thật. Chủ động, kịp thời đưa những thông tin
chính thống làm cơ sở phân biệt và nhận rõ những thông tin giả, tin đồn thất
thiệt, ngăn chặn tác động tiêu cực của nó.
Bốn là, tích cực phối hợp với
cơ quan chức năng trong đấu tranh, loại bỏ thông tin giả trên mạng xã hội. Do
đó, khi người dùng mạng xã hội phát hiện thông tin giả mạo, cần chủ động liên hệ
với các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời. Ðồng thời cũng cần phải
có chính kiến, dũng cảm lên tiếng phê phán sự giả dối của những thông tin sai sự
thật. Trên phương diện xã hội, cùng với việc các cơ quan thực thi pháp luật
nghiêm khắc xử lý hành vi truyền bá tin tức giả mạo gây tác hại đối với xã hội.
Đối với các cơ quan, các cá nhân bị đưa tin giả mạo, không nên bỏ qua hoặc xem
nhẹ, hay lơ là, mất cảnh giác, mà cần phải chủ động, nhanh chóng công khai bác
bỏ những thông tin sai sự thật.
Tóm lại, thông tin giả đã và
đang tồn tại khá nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, nó gây nhiễu loạn thông
tin, đánh lừa người dùng mạng xã hội. Do vậy, mỗi người dân hãy thể hiện là người
có trách nhiệm, thái độ tích cực trong đấu tranh phòng, chống, loại bỏ thông
tin giả trên mạng xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét