HIỂU ĐÚNG VỀ BẢN CHẤT CỦA
TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (HUMAN RIGHTS WATCH)
Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) là tổ
chức được lập ra với danh nghĩa nhằm theo dõi tình hình đảm bảo nhân quyền của
các nước trên thế giới và có những động thái nhằm bảo vệ quyền con người. Tuy
nhiên, trên thực tế, HRW lại không bảo vệ quyền con người theo đúng nghĩa mà
ngược lại thường tìm cách can thiệp vào việc xử lý của các cơ quan chức năng một
số nước, trong đó có Việt Nam với những nhân vật hoạt động chống đối Nhà nước, vi
phạm pháp luật. HRW thường xuyên có những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc
tình hình nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.
Để làm rõ vấn đề này cần phải trở lại tìm hiểu nguồn gốc
hình thành, phát triển của HRW. Ngày 1/8/1975, tại Helsinki (Phần Lan), các nước
châu Âu đã cùng với Hoa Kỳ, Canada tham dự “Hội nghị về An ninh và hợp tác châu
Âu” và ký kết “Hiệp ước Helsinki”, trong đó quy định một số nguyên tắc căn bản
về nhân quyền và dân quyền mà các quốc gia ký kết phải tôn trọng; đồng thời cho
phép thành lập các “nhóm theo dõi nhân quyền” ở các quốc gia.
“Hiệp ước Helsinki” đã mở ra một điều kiện mới để Mỹ,
các nước phương Tây tăng cường hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, dân chủ,
nhân quyền vào các nước Đông Âu, Liên Xô; đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy việc thành
lập, ra đời công khai của nhiều tổ chức, uỷ ban dưới các danh nghĩa “bảo vệ
nhân quyền”. Bắt đầu từ đây, “quyền con người” đã trở thành thứ vũ khí cho các
lực lượng đối lập ở Đông Âu, Liên Xô chống lại Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN
thông qua các tổ chức “độc lập”, “phi chính thức” dưới danh nghĩa “dân chủ,
nhân quyền”.
Đây cũng là khởi đầu cho sự hình thành cái gọi là
“phong trào bất đồng chính kiến” và các nhóm đấu tranh “bất bạo động” ở Liên Xô
và Đông Âu. Điển hình là sự xuất hiện của các Uỷ ban sinh viên đoàn kết; Hiệp hội
của các trường đại học, công nhân, các Công đoàn độc lập, các Uỷ ban tiểu chủ...
được thành lập ở Ba Lan trong những năm cuối thập niên 1970, đặc biệt là “Công
đoàn đoàn kết” năm 1980. Tại Tiệp Khắc xuất hiện “Nhóm hiến chương 77” và “Uỷ
ban bảo vệ người bị ngược đãi” (VON). Tại Liên Xô, các tổ chức tương tự cũng xuất
hiện dưới danh nghĩa các nhóm độc lập như “Nhóm quan sát Helsinki”, “Quỹ xã hội
Nga”, “Nhóm làm việc để bảo vệ các quyền lao động”, “Uỷ ban vì các quyền con
người”...
Năm 1978, Mỹ cho ra đời tổ chức “Helsinki Watch” (HW)
để “giám sát” Liên Xô và các nước Đông Âu thực hiện các quy ước của “Hiệp định
Helsinki” và để “giúp đỡ” các nhóm “bảo vệ nhân quyền” trong Liên bang Xô viết.
Đặt trong tổng thể chiến lược “diễn biến hòa bình”, tổ chức Helsinki Watch đã
đóng góp một “công sức” lớn trong việc làm sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông
Âu dưới danh nghĩa “hoạt động nhân quyền”. Đến năm 1998, Helsinki Watch hợp nhất
với các tổ chức quốc tế có chung mục đích thành tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc
tế (HRW).
Như vậy, theo dõi quá trình hình thành và phát triển của
HRW có thể thấy rằng, HRW chính là một trong những công cụ đắc lực của Mỹ và
các nước phương Tây trong chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chế độ
XHCN. HRW được lập ra để hoạt động chống phá các nước XHCN dưới chiêu bài “dân
chủ, nhân quyền”. Cần có cái nhìn đúng đắn về bản chất của tổ chức này/.
Hiện nay, bọn phản động và các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa