LẬT TẨY THỦ ĐOẠN CỦA KẺ KHOÁC ÁO “CHỦ NGHĨA KHÁCH QUAN” HIỆN NAY

Thời gian gần đây trên mạng internet, ngày càng xuất hiện nhiều kẻ mượn danh, khoác áo “chủ nghĩa khách quan” trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học xã hội, nhân văn nói riêng, nhất là trong nghiên cứu lý luận chính trị, thì điều này cực kỳ nguy hại. Bởi hệ quả mà nó gây ra đã tác động tiêu cực trực tiếp tới nhận thức, niềm tin và hành động của giới nghiên cứu khoa học cũng như quần chúng nhân dân. Bởi vì yêu cầu đặt ra với người nghiên cứu khoa học là phải nghiên cứu nghiêm túc, luôn tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ chân lý khách quan và tỏ rõ lập trường, quan điểm nhất quán trong nghiên cứu, cũng như luôn trung thực về đạo đức và trung thành với chân lý. Vậy “chủ nghĩa khách quan” là gì mà nhiều kẻ lại mượn danh, lợi dụng, khoác áo “chủ nghĩa khách quan” với thủ đoạn nham hiểm, tinh vi, xảo quyệt để chống phá chế độ ta. Trong phạm vi bài viết hãy cùng làm sáng tỏ và lật tẩy một số thủ đoạn cơ bản của chúng hiện nay.

Trước tiên chúng ta cần hiểu đúng “chủ nghĩa khách quan”? Chủ nghĩa khách quan theo nghĩa đúng đắn, thực chất của khái niệm này chính là thái độ, quan điểm tôn trọng sự thật khách quan, luôn xuất phát từ hiện thực khách quan, tức là thực tiễn để nghiên cứu. Tôn trọng “cái khách quan”, hiện thực khách quan, đòi hỏi phải nhận thức hiện thực khách quan đúng với bản chất của nó. Chủ nghĩa khách quan chân chính xa lạ với “chủ nghĩa tự nhiên” bởi “chủ nghĩa tự nhiên” vốn coi mọi biểu hiện, thậm chí một biểu hiện đơn lẻ, nhất thời, tạm thời, bộ phận, cục bộ nào đó của sự vật, hiện tượng đều là bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Từ đó “chủ nghĩa chủ quan” là nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong nghiên cứu khoa học đối với các nhà nghiên cứu, cần phải khắc phục, vượt qua trong mọi lĩnh vực khoa học, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn và lý luận. Tác hại của “chủ nghĩa chủ quan” gây ra không chỉ trong địa hạt nhận thức mà còn trong đời sống thực tiễn. Nó không định hướng và thúc đẩy phát triển mà trái lại nó còn có thể dẫn tới kìm hãm sự phát triển, thậm chí phản phát triển, kéo dài sự trì trệ, lạc hậu - một vật cản, một điểm nghẽn của sự phát triển. Ngay ở thời kỳ mở đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã kịp nhận ra tình trạng lạc hậu của lý luận, sự chậm trễ của khoa học xã hội - nhân văn không theo kịp đà phát triến của thực tiễn, thậm chí đi sau cuộc sống đang biến đổi mau lẹ. Nghị quyết số 01-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VII về công tác lý luận của Đảng ra đời từ năm 1992, cách đây hơn ba thập niên, cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

Do đó, những vấn đề lý luận thuộc về chủ nghĩa, học thuyết, về lý tưởng, mục tiêu và con đường phát triển có tầm ảnh hưởng lớn, có tác động trực tiếp tới đường lối chiến lược, tới nền tảng tư tưởng, tinh thần của Đảng, của chế độ ta mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống đối đang tập trung mọi nỗ lực để xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, phủ nhận chế độ ta. Chúng không bao giờ từ bỏ việc khai thác triệt để những sự kiện cụ thể hằng ngày để hòng “tiếp thêm sức mạnh” cho mục đích phá hoại của chúng, lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin vào hùa với chúng chống phá ta.

Vì vậy thủ đoạn và cách làm của chúng hiện nay có thể tóm lược lại cơ bản vẫn là lấy hiện tượng làm bản chất mà thôi. Một là, cố tình che lấp phần sáng và tỏa sáng trong bức tranh xã hội. Hai là, cố tình làm đậm nét hơn, gây kịch tính hơn từ những phần tối, lấp khuất trong bức tranh đó. Ba là, cố tình tạo ra những cái giả bản chất để làm sai lạc cách nhìn, cách đánh giá của một bộ phận quần chúng, tạo ra “một hiệu ứng tinh thần kiểu khác” theo mong muốn của chúng nhằm phá hoại sự thống nhất nhận thức, thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động của chúng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Tóm lại, với những thủ đoạn tinh vi, nham hiểm, những luận điệu xuyên tạc, xảo trá, những suy luận võ đoán, chủ quan của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống đối, chúng luôn coi một đảng cầm quyền như Đảng ta là nguyên nhân dẫn tới độc đoán chuyên quyền, là không thể có dân chủ, là dẫn đến tham nhũng và suy thoái, rồi quy những hiện tượng tiêu cực trong kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,... là bản chất của xã hội ta, do sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng gây ra,... thực chất là những sự thóa mạ lịch sử, xúc phạm tới Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc và nhân dân ta, bộc lộ rõ những mưu toan thù địch và chống đối, phá hoại sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đi ngược lại xu thế tiến bộ và phát triển của thời đại, như thế chúng ta không thể không lật mặt, phê phán và đấu tranh./.

 

Nhận xét

  1. Chúng ta phải nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975