TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

 Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng trong 5 năm qua cũng còn những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về thi đua, khen thưởng, nhất là trong tổ chức, phát động, triển khai các phong trào thi đua. Vì vậy, phong trào thi đua chưa phát triển đồng đều, liên tục, có nơi còn hình thức; việc kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết chưa thường xuyên, kịp thời. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Việc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước đối với người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác, khen thưởng thông qua phát hiện các điển hình chưa tạo được sự chuyển biến sâu rộng từ cơ sở và đồng đều ở các bộ, ngành, địa phương. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, nhất là cấp cơ sở chưa phát huy hết vai trò tham mưu, tư vấn cho cấp ủy Đảng và chính quyền trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, chủ yếu vẫn là xem xét đề nghị khen thưởng…

 


Từ kết quả thực hiện các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 - 2020, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: Công tác thi đua, khen thưởng sẽ phát huy được sức mạnh to lớn nếu được các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu, quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp. Các phong trào thi đua có nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung thi đua cụ thể, rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc điểm của mỗi cơ quan, đơn vị thì hiệu quả thi đua càng cao. Nơi nào có tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng ổn định, được sự quan tâm đúng mức, có năng lực, trình độ, tâm huyết thì ở nơi đó công tác thi đua, khen thưởng được duy trì thường xuyên, có nền nếp. Cần mở rộng nhiều hình thức tuyên truyền với nội dung phong phú, thiết thực, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu học tập những cách làm hay, mô hình mới để đem lại hiệu quả, thiết thực. Thực hiện nghiêm túc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; khen thưởng phải chính xác, công bằng theo đúng quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước, trước yêu cầu của hội nhập ngày càng sâu rộng trong khu vực và thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Thấm nhuần tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện lời dạy của Người: “Càng khó khăn càng phải thi đua”, “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”, cần tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, để thi đua thật sự trở thành động lực to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, cần thực hiện tốt một số giải pháp:

Một là, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tác dụng của phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”; gắn các phong trào thi đua với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ba là, khen thưởng đúng, trúng, kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích. Quan tâm khen thưởng người trực tiếp lao động, công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân, chiến sĩ các lực lượng vũ trang.

Bốn là, tiếp tục tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách về thi đua, khen thưởng; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Năm là, phát huy vai trò của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên trách để tham mưu, đổi mới và tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Nhận xét

  1. Công tác thi đua khen thưởng rất quan trọng; do đó phải thường xuyên được chú trọng, quan tâm và đổi mới

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA ĐẠI THẮNG 30/4/1975