Bài đăng

Xây dựng, chỉnh đốn và bảo vệ Đảng trong tình hình hiện nay

  Xây dựng và chỉnh đốn Đảng Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là hai mặt của một quá trình thống nhất biện chứng, có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời. Đó là một thể thống nhất trong quá trình vận động và phát triển của Đảng. Quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng là quá trình không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; nhằm làm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. Đặc biệt, khi gặp khó khăn vững vàng quan điểm, lập trường, tư tưởng, bình tĩnh sáng suốt, không bi quan, không chủ quan, tự mãn. Chỉnh đốn Đảng là để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, làm cho Đảng mạnh lên, xứng đáng là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác

BÀI HỌC VỀ XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI

  Hiện nay, xuất hiện nhiều luận điệu kêu gọi chúng ta nên thực hiện "phi chính trị hóa", "dân sự hóa" quân đội. Trong thể chế tư bản chủ nghĩa, quân đội nhiều nước được xây dựng theo mô hình đội quân nhà nghề với mục tiêu, cách thức hoạt động hoàn toàn khác với Quân đội nhân dân Việt Nam. Song nhìn từ sự thất bại, sụp đổ của một số chính quyền trong "Mùa xuân Arab" cho chúng ta có thêm những bài học thực tiễn sinh động khẳng định tính đúng đắn của chủ trương, đường lối xây dựng Quân đội ta hiện nay.  1. VÀI NÉT ĐẶC THÙ VỀ QUÂN ĐỘI CÁC NƯỚC ARAB Quân đội của hầu hết các quốc gia Arab đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy quyền lực do đặc điểm lịch sử và chế độ chính trị. Sau Chiến tranh thế giới lần hai đã định hình vai trò của quân đội trong các diễn biến chính trị. Quân đội trở thành trung tâm quyền lực của nhà nước và cũng là lực lượng tổ chức hàng loạt cuộc đảo chính vũ trang. Theo thống kê của trang Defense News, trong 22 năm, từ năm 1949 đến

TỰ HÀO VỀ ĐẢNG, TỰ HÀO VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC

   * Tác giả: Hồ Ngọc Thắng ( Việt kiều tại Đức)      Giải nhất Búa liềm vàng năm 2021  I. Phần 1 Những ngày đầu năm 2020, không chỉ đồng bào trong nước chào đón dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020), mà nhiều người Việt Nam ở nước ngoài cũng bày tỏ sự tin tưởng, niềm tự hào về chính đảng đã tổ chức, lãnh đạo dân tộc nỗ lực giành lại độc lập, chống ngoại xâm, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Ðó cũng là nội dung bài viết của ông Hồ Ngọc Thắng từ CHLB Ðức mới gửi tới Báo Nhân Dân. Ðặc biệt trong bài, ông đã trích dịch một số đánh giá của báo chí phương Tây về vai trò của Ðảng Cộng sản với cách mạng Việt Nam. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. (Kỳ 1) Tôi xin được mở đầu bài viết này bằng việc trích dịch từ bài báo nhan đề "Con hổ xã hội chủ nghĩa" (Der sozialistische Tiger), đăng trên tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Berlin (Béc-lin - CHLB Ðức) ngày 8-2-2018. Tác giả bài báo là nhà báo người Ðức nổi tiếng H.Kapfenberger (

Phê phán quan điểm “không có thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

  Nhận thức rõ đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là công việc rất cần thiết. Mỗi quốc gia, dân tộc cần biết mình đang sống trong thời đại gì và bối cảnh thế giới nào, với những tính chất, đặc điểm, nội dung và xu thế phát triển ra sao. Hiểu biết sâu sắc về thời đại giúp chúng ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội. Đó cũng là cách giúp chúng ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử; lường trước được những thách đố phức tạp, tránh được những vấp váp sai lệch; từ đó không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của đời sống chính trị quốc tế. Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn đề lớn của cách mạng, trước đây cũng như bây giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển của t

NHỮNG THÀNH TỰU KÉP TRONG NHIỆM KỲ ĐẶC BIỆT

  1. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn hẳn, cải cách thể chế được đẩy mạnh Riêng trên mặt trận kinh tế, thành quả lớn nhất là Chính phủ đã thiết lập được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định hơn hẳn so với các nhiệm kỳ trước đây, thể hiện ở việc kiềm chế lạm phát, nợ công ở mức thấp, cán cân thanh toán vãng lai ổn định, xuất khẩu kỷ lục, dự trữ ngoại tệ tăng lên… Nước ta đã có “của ăn của để” và nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định là một bệ đỡ rất quan trọng để chúng ta có thể vững vàng, ổn định đất nước, kiên cường chống chịu và tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn. Cùng với đó, cải cách thể chế kinh tế mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Trong nhiệm kỳ, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; Chính phủ đã phát động thành công 3 đợt sóng cải cách hành chính lớn. Năm 2016, xoá bỏ hàng ngàn giấy phép con. Năm 2018, cắt giảm, đơn giản hoá 50% điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành. Năm 2020, đưa ra mục tiêu tiếp tục cắt giảm v

Vạch mặt những kẻ đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang

Hình ảnh
  P hi chính trị hóa” quân đội, cảnh sát là luận điểm đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở các nước tư bản phương Tây. Với chế độ đa đảng chính trị, để hạn chế sự can dự của quân đội, cảnh sát vào các cuộc tranh giành quyền lực chính trị, nhà cầm quyền các nước này đề ra luận điểm “phi chính trị hóa quân đội, cảnh sát”.  Tính giả tạo của luận điểm này đã được V.I.Lênin chỉ rõ trong bài báo “Quân đội và cách mạng” đăng trên báo “Đời sống mới” của nước Nga, ngày 16/11/1905: “...những câu nói của bọn tôi tớ của nền chuyên chế về tính trung lập của quân đội, về sự cần thiết phải giữ cho quân đội đứng ngoài chính trị... là giả dối, rằng những lời nói đó không thể mong được binh lính đồng tình một chút nào”. “Việt Nam phải “phi chính trị hóa” quân đội, công an” là một luận điệu mà các thế lực phản động, thù địch với Việt Nam vẫn rả rích tuyên truyền, với nhiều biến thể khác nhau, được phân chia thành nhiều nội dung cụ thể. Vấn đề đặt ra hiện nay là nhận diện thật rõ: Ai đòi Việt

KHÔNG CÓ NƠI NÀO NHƯ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TÔI

Hình ảnh
  Ngày xưa, cha ông ta đánh đuổi ngoại xâm cút khỏi lãnh thổ, thì ngày nay chúng ta ba lần đập tan giặc dịch Covid, không thể bùng phát được. Thông điệp "không có ai bị bỏ lại phía sau" của Chính phủ, của Thủ tướng chính phủ đã trở thành mệnh lệnh tối thượng để cả nước một lòng, các ngành các cấp quyết liệt vào cuộc chống dịch như chống giặc. Quân đội, Công an xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu của thời bình... Nhìn những cụ già, em nhỏ cầm mớ rau, lon gạo ủng hộ chính quyền, những chiến sĩ nằm rừng ngủ núi, những nhân viên y tế kiệt sức sau hàng chục giờ trong phòng áp lực âm... mà lòng ta quặn thắt, càng thôi thúc sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và phát triển... Ngày xưa, cha ông ta một lòng hướng ra tiền tuyến vì mục tiêu tự do độc lập và thống nhất non sông với những khẩu hiệu "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", hay "xe chưa qua, nhà không tiếc", thì ngày nay cả nước chung tay vì Miền Trung

Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn trường tồn trong thực tiễn

Hình ảnh
  Trong thời gian qua, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã sử dụng nhiều thủ đoạn để hướng tới mục tiêu phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhất là những ngày gần đây, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng chuẩn bị tiến hành Hội nghị lần thứ 14, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thì các ho ạt động, các chiêu trò xuyên tạc hòng phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin lại càng ráo riết. Với nhiều cách thức tinh vi, xảo quyệt, nhưng tựu trung là họ luôn cho rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là một học thuyết khoa học và cách mạng; họ cũng cho rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với các nước châu Âu ở thế kỷ 19 và đến nay đã "lỗi thời, lạc hậu". Có một số bài viết lại cho rằng: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin chỉ là những nhà trí thức, không phải là công nhân thực thụ lại sáng lập ra hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và chủ nghĩa này hình thành gần hai thế kỷ nên "không còn phù hợp với thời đại hiện nay".  Một số lĩn