Bài đăng

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Thiếu tá, Vũ Trường Giang   Thời gian qua, hùa theo những kẻ phản động, bất mãn, trên blog danlambao có bài viết: “Báo suy thoái – cán bộ mơ hồ – nghị quyết bơ vơ” đã xuyên tạc vai trò và thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là luận điệu biến tướng, kế tiếp của những kẻ phản động cho rằng ở Việt Nam “không có tự do báo chí”, là do “ở Việt Nam không có báo chí tư nhân”? Luận điệu cho rằng Đảng ta để “Báo chí suy thoái” là phản động, cần bác bỏ trên cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây: Tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn là vấn đề mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là sự quan tâm của những người cầm quyền ở mỗi quốc gia, mà còn là một đòi hỏi cơ bản của quyền con người, là nhu cầu tinh thần trong tiến trình, tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin. Song, trong một thể chế chính trị cụ thể, nội hàm của tự do ngôn luận, tự d

Lưu ý khi viết về biển, đảo

Để thực hiện công tác tuyên truyền về biển, đảo đúng đắn, đúng mức và thích hợp với những diễn biến của tình hình Biển Đông, đòi hỏi phải am hiểu và sử dụng đúng những kiến thức cơ bản xoay quanh nội dung này. SỬ DỤNG ĐÚNG CÁC KHÁI NIỆM   Lâu nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụm từ  “chủ quyền biển đảo”  thường được sử dụng để thay cho thuật ngữ  “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia”  áp dụng cho các vùng biển, thềm lục địa, hải đảo, với những quy chế pháp lý khác nhau khi xác định quyền hạn và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển, cũng như các quốc gia có biển hay không có biển khác. Điều này khiến cho nhiều người có nhận thức mơ hồ, lệch lạc về tính chất và mức độ bảo vệ và thực thi các quyền hợp pháp của quốc gia đối với các vùng biển, thềm lục địa và các hải đảo, quần đảo mà hậu quả có thể có tác động tiêu cực đến các hành xử của các cá nhân, cơ quan quản lý, của các tầng lớp nhân dân trước những sự kiện xảy ra trên từng khu vực khác nhau. Cần h

Những chỉ dẫn của Bác Hồ về cải tạo tư tưởng của đảng viên

Trong bài viết “Tiêu chuẩn của người đảng viên” đăng trên Báo Nhân dân, số 2093, ngày 9-12-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh”­ và Người nhấn mạnh, để trở thành đảng viên tốt thì trước hết không thể không cải tạo tư tưởng . VÌ SAO PHẢI CẢI TẠO TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG VIÊN? T hứ nhất, xuất phát từ nguồn gốc ra đời của Đảng ta.  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam: “… Đảng ta có cơ sở khắp cả nước, Đảng đã thu hút những người cách mạng nhất, ưu tú nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng có chính cương, đường lối đúng. Đảng lãnh đạo toàn dân đoàn kết kháng chiến, tranh được nhiều thắng lợi. Đó là thành tích vẻ vang của Đảng ta. Những khuyết điểm của Đảng là: giáo dục và tổ chức kém, cho nên số đảng viên đông (hơn 70 vạn) nhưng chất lượng kém. Nhiều đảng viên và cán bộ ta rất hy sinh tận tụy, làm

Phòng và chống tệ cơ hội chính trị hiện nay

TỆ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ VÀ CUỘC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đã trở thành một quy luật vận động và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài và hết sức quyết liệt, khó khăn phức tạp diễn ra ngay từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin tổ chức tiến hành để bảo vệ sự trong sáng, tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bất công. Ở Việt Nam, trong gần 90 năm Đảng lãnh đạo cách mạng đã trải qua nhiều thời kỳ, mặc dù chủ nghĩa cơ hội không xuất hiện với tư cách một học thuyết về lý luận và một trào lưu hoạt động trong thực tiễn, nhưng những biểu hiện của nó thì ở thời kỳ nào cũng có. Vì thế, cùng với quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải không ngừng đấu tranh để phòng và chống những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, trong đó nổi bật là phòng và chống tệ cơ hội

Rèn luyện bản lĩnh chính trị là yêu cầu vừa cấp bách vừa thường xuyên

Bản lĩnh chính trị là sự kiên định, khả năng độc lập suy nghĩ, quyết định và hành động, là đòi hỏi cơ bản và trực tiếp đối với mỗi cán bộ, đảng viên nói chung, với cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, giúp mỗi người kiên định lập trường, tư tưởng và bằng ý chí, năng lực của mình vượt qua khó khăn, thử thách, áp lực để quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình, của địa phương, cơ quan, đơn vị. BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ LÀ PHẦN CỐT LÕI, CƠ BẢN NHẤT Bản lĩnh chính trị là sự tổng hợp biện chứng của lập trường chính trị, phẩm chất chính trị và năng lực chính trị; là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho mỗi cán bộ, đảng viên có định hướng chính trị đúng đắn, luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh thực tiễn và kiểm soát được hành vi, thái độ của mình trong mọi tình huống. Đó chính là sự vững vàng, kiên định, chủ động trong cả suy nghĩ và hành động trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống, đúng như V.I.Lênin từng nhấn mạnh: “Chỉ giai cấp nào đi theo con đường của mình mà không do dự